Sinh viên làm clip "bão giá"

Ảnh chụp từ clip
Ảnh chụp từ clip
TPO - "Vì do giá tăng nên sinh viên khổ đủ đường, ngày xưa suất cơm năm nghìn nay lên tám...Thời gian khó khăn anh em ta phải đồng lòng. Cùng mua bếp ga, xoong nồi, mua thêm bát đũa...", đó là thông điệp mà clip tự làm của các sinh viên trường ĐH Kinh tế Quốc dân nói về "bão giá".
Ảnh chụp từ clip
Ảnh chụp từ clip.

Đoạn clip dài hơn 5 phút có tên "Bão giá - hàng hot Kinh tế Quốc tế 52C - NEU" do các sinh viên phòng trọ 416 trong ký túc xá trường ĐH Kinh tế Quốc dân dàn dựng. Cảnh quay vốn là những nơi thân thuộc với sinh viên như giảng đường, cầu thang, ký túc xá.

Mở đầu clip là cảnh một nam sinh - nhân vật chính mặc đồng phục thể dục trường ĐH Kinh tế Quốc dân, từ giảng đường trở về nhà. Chàng ta thong dong ngồi trên chiếc xe đạp cào cào trở về phòng trọ, bụng đói meo. Xen giữa đó có cảnh học tập ở giảng đường đại học của đông đảo sinh viên.

Tiếp đó là cảnh sinh hoạt ở phòng trọ 416 ở ký túc xá. Hai nam sinh đang miệt mài với đèn sách. Còn một anh chàng khác lại đang say giấc nồng, miệng thỏm thẻm như đang thèm ăn. Hôm sau, một bạn nữ mang thùng mì tôm và bánh mì, bim bim đến cho phòng trọ của các chàng trai. Mừng như trẻ được mẹ cho quà, các chàng ta xúm vào tranh giành nhau, đùa nghịch, cùng dọn "cỗ" ra ăn.

Lời clip có đoạn: "Anh vẫn sống dù rằng thiếu mất đi bữa sáng. Vì do giá đã quá đắt nên bữa sáng và trưa là một. Anh sẽ cố gắng ăn mì tôm qua ngày, chờ đợi một ngày giá sẽ go down...Vì do giá tăng nên sinh viên khổ đủ đường, ngày xưa suất cơm năm nghìn nay lên đến tám. Đi ngang quán cơm không dám quay lại nhìn, dù bụng reo ca nhưng vẫn mong một ngày, cuối tháng mẹ gửi tiền, hạnh phúc ngất ngây trào dưng...".

00:00
/
Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4

Càng khó khăn, sinh viên càng đoàn kết, gắn bó với nhau hơn: "Thời gian khó khăn anh em ta phải đồng lòng. Cùng mua bếp ga, xoong nồi, mua thêm bát đũa. Và anh hãy tin khi có em hậu cần, đặt bàn tay em con tim anh cùng cuộc đời. Dù cho giá lên xuống từng ngày, ta mãi còn bên nhau. "

Giá cả leo thang, sinh viên phải tìm mọi cách để chắt chiu từng đồng tiền làm từ mồ hôi nước mắt của bố mẹ chu cấp, chống chọi với bão giá. Nhiều nơi nhà trọ hét giá cắt cổ, tăng tiền điện, nước khiến không ít sinh viên điêu đứng. Họ phải sử dụng nhiều biện pháp để đối phó, như tìm thêm người ở ghép, chuyển phòng trọ,... Đoạn cuối clip, đôi bạn trẻ cùng pha mì tôm ăn tối, cùng nắm tay nhau bước qua mọi khó khăn phía trước, gửi gắm thông điệp thể hiện sự lạc quan, yêu đời, cùng chung tay góp sức chống chọi với bão giá.

Tuy không phải là những diễn viên với diễn xuất chuyên nghiệp, nhiều cảnh quay còn chưa thật tự nhiên, song clip cũng đã thể hiện được phần nào những khó khăn của sinh viên thời bão giá.

Tuấn Nguyễn tổng hợp

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Những trợ lý số của người dân vùng biên

Những trợ lý số của người dân vùng biên

TPO - Với không ít người dân vùng sâu, vùng xa ở Hà Tĩnh, việc kê khai, nộp hồ sơ hành chính qua điện thoại thông minh vẫn còn là điều xa lạ. Thế nhưng, bằng sự nhiệt huyết, những bạn trẻ đã “cầm tay chỉ việc”, giúp người dân tiếp cận với chuyển đổi số dễ dàng hơn.
Màu áo xanh Gia Lai, Quảng Ngãi đến đặc khu, vùng sâu vùng xa

Màu áo xanh Gia Lai, Quảng Ngãi đến đặc khu, vùng sâu vùng xa

TPO - Với tinh thần xung kích, tiên phong của tuổi trẻ, tuổi trẻ các tỉnh mới Gia Lai, Quảng Ngãi đã đồng loạt tổ chức đợt ra quân cao điểm hỗ trợ việc vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại các phường, xã, đặc khu, vùng sâu vùng xa. 
Sức sống mới trên đỉnh Mẫu Sơn

Sức sống mới trên đỉnh Mẫu Sơn

TPO - Hơn một tuần qua, kể từ khi chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành, đồng bào các dân tộc ở trên núi Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn nhận thấy công việc giải quyết nhanh và hiệu quả hơn.
Người dân đến làm thủ tục tại Trung tâm Hành chính công đặc khu Phú Quốc tăng gấp 4 lần

Người dân đến làm thủ tục tại Trung tâm Hành chính công đặc khu Phú Quốc tăng gấp 4 lần

TPO - Chỉ trong 4 ngày đầu chính quyền đặc khu Phú Quốc đi vào hoạt động, Trung tâm Phục vụ Hành chính công của đặc khu đã tiếp nhận gần 3.000 hồ sơ giao dịch của người dân. Đặc biệt, với sự hỗ trợ của lực lượng thanh niên tình nguyện, tỉ lệ người dân sử dụng và nộp hồ sơ trực tuyến tăng mạnh, đặc biệt từ ngày 7/7, tỉ lệ này đã tăng lên hơn 70% số hồ sơ trung tâm này tiếp nhận, so với mức bình quân chỉ 40% trước đó.