Cha đẻ 'hạt kiểu mới'

Hùng (ngoài cùng, bên trái) thảo luận về hạt nhân tạo kiểu mới với các nhà nghiên cứu
Hùng (ngoài cùng, bên trái) thảo luận về hạt nhân tạo kiểu mới với các nhà nghiên cứu
TP - Cao Đình Hùng được trao học bổng của Chính phủ Úc (AusAID) và tốt nghiệp thạc sĩ hạng ưu với đề tài nghiên cứu độc đáo; sau đó được mời làm tiến sĩ và tạo nên bước đột phá khi là người đầu tiên trên thế giới sáng chế hạt nhân tạo 'kiểu mới'.

> Từ 'phu' than đến giám đốc Công ty

Hùng (ngoài cùng, bên trái) thảo luận về hạt nhân tạo kiểu mới với các nhà nghiên cứu
Hùng (ngoài cùng, bên trái) thảo luận về hạt nhân tạo kiểu mới
với các nhà nghiên cứu.

Chiết suất thành công chất chữa bệnh ung thư từ wasabi

Tốt nghiệp Đại học Khoa học Huế với tấm bằng loại giỏi; đồng thời lấy bằng đại học ngoại ngữ tại Sư phạm Huế, chàng trai miền đất cố đô Cao Đình Hùng (SN 1974) vào Đà Lạt công tác tại Viện Sinh học Tây Nguyên.

Vừa nghiên cứu khoa học vừa giảng dạy tại trường đại học và các trung tâm Anh ngữ, chàng trai năng động này tiếp cận được nhiều nguồn tin rồi xin học bổng AusAID để học thạc sĩ ở Sydney (Australia).

Hùng mang cây wasabi (loại dược liệu quý có nguồn gốc từ Nhật Bản vừa được các nhà nghiên cứu trồng thành công tại TP Đà Lạt) sang Australia để làm đề tài thạc sĩ về vi nhân giống và chiết tách chất hoạt tính sinh học. Việc chiết tách một chất hoạt tính trong cây dược liệu là rất khó khăn nhưng Hùng đã hoàn thành xuất sắc.

Trong quá trình hướng dẫn, phát hiện năng lực nghiên cứu vượt trội của chàng nghiên cứu sinh Việt Nam, các giáo sư Krystyna Johnson và Margaret Burchett đã khuyến khích anh đi sâu nghiên cứu cải biến hợp chất này trong cây. Không phụ lòng các giáo sư, Hùng miệt mài nghiên cứu và đã cải biến thành công hợp chất chữa bệnh ung thư là allyl isothiocyanate ở cây wasabi bằng phương pháp gây đột biến chiếu xạ.

Với kết quả nghiên cứu xuất sắc đó, Hùng tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại học Công nghệ Sydney hạng First class (hạng ưu) và những công trình nghiên cứu của anh được tạp chí quốc tế In vitro - Plants đăng tải vào những năm 2006 - 2008 gây sự chú ý đặc biệt.

Sinh viên nước ngoài tôn vinh Cao Đình Hùng làm tấm gương học tập
Sinh viên nước ngoài tôn vinh Cao Đình Hùng
làm tấm gương học tập.

Lần đầu tiên trên thế giới sáng chế hạt nhân tạo kiểu mới

Một số trường đại học danh tiếng ở United Kingdom (Anh Quốc) mời Hùng sang làm tiến sĩ nhưng anh quyết định ở lại Australia làm luận án. Thời gian gần đây nhiều phương tiện truyền thông ở Australia như ABC News, Sunshine Coast Daily, Thông Tấn Xã Việt Nam đặt tại Australia; tập san Community của trường đại học Sunshine Coast (USC)… đã thông tin về việc Cao Đình Hùng đã sáng chế ra hạt giống nhân tạo kiểu mới.

Các tạp chí chuyên ngành như Botany (Australia), Plant Cell, Tissue and Organ Culture (Hà Lan)…cũng đăng tải những công bố khoa học có giá trị của anh. Họ đánh giá đây là công trình khoa học mang tính đột phá trong 30 năm qua, cuộc cách mạng trong sản xuất các giống cây thân gỗ…

Phó Giáo sư Stephen Trueman tại USC - cơ sở nghiên cứu rừng nhiệt đới hàng đầu ở Australia nhận định loại hạt giống kiểu mới này mở ra trang sử mới trong việc sản xuất giống cây trồng khiến cho việc phát triển rừng trở nên dễ dàng và nhanh chóng nhất. Thông thường chỉ có thể sản xuất 100 cây mỗi năm từ một hạt giống ban đầu nhưng với phương pháp của Hùng có thể nâng lên tới 10 triệu cây.

Điều quan trọng nữa, theo lời tác giả, hạt kiểu mới vượt qua những khuyết điểm của các loại hạt nhân tạo truyền thống đã và đang tồn tại trong nhiều thập kỷ qua. Hạt nhân tạo truyền thống là loại hạt 2 bước: phải chuyển từ phòng thí nghiệm này sang phòng thí nghiệm khác và nhà kính để giúp cây con phát triển rồi mới đưa ra ngoài tự nhiên; tỉ lệ nhiễm nấm rất cao do các vi sinh vật trong đất thâm nhập.

Trong khi đó, hạt kiểu mới là loại hạt 1 bước có thể đưa thẳng ra đất để trồng mà không bị nhiễm nấm; tiết kiệm thời gian, cắt giảm rất nhiều chi phí hóa chất, nhân công, trang thiết bị và dễ dàng chuyển giao tận tay cho nông dân để phát triển nhanh các cánh rừng, đặc biệt là rừng gụ - loại cây bản xứ của châu Phi cung cấp gỗ cực tốt và có giá trị dược liệu cao (hỗ trợ chữa ung thư, sốt rét, huyết áp…) nhưng đang có nguy cơ bị tuyệt chủng do khu phân bố ngày càng bị thu hẹp và nạn khai thác gỗ quá mức.

Thần tượng của giới trẻ

Tuy tuổi đời còn rất trẻ nhưng uy tín và tầm ảnh hưởng của anh khá rộng lớn trong giới nghiên cứu khoa học và sinh viên. Nhiều tạp chí quốc tế danh tiếng gởi bản thảo những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nhờ Hùng thẩm định chất lượng.

Hùng vừa được USC bình chọn phỏng vấn nhằm quảng bá hình ảnh của trường đến các nước trên thế giới. USC kết hợp với Trung tâm Công nghiệp chính về Giáo dục Khoa học (Trung tâm hướng nghiệp PICSE của tiểu bang Queensland) ký tặng bằng khen cho anh vì sự vượt trội trong hướng dẫn nghiên cứu khoa học và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.

Tại USC và trên đường phố, nhiều người nhận ra mình và vui vẻ Chào nghiên cứu sinh Việt Nam! khiến mình xúc động và có thêm động lực để phấn đấu.

 

Giáo sư Noel Meyers (Trưởng khoa Khoa học và Giáo dục của USC) nhận định: Hùng là người xứng đáng được tuyên dương cao nhất bởi sự gương mẫu, tận tâm, có cách hướng dẫn độc đáo, giúp sinh viên đạt được học bổng và chỉ ra hướng đi mới - điều quý giá nhất mà không có gì có thể so sánh được bởi có thể làm thay đổi số phận của sinh viên.

Trong các buổi hội thảo về phương pháp học tập, nghiên cứu, nhiều sinh viên nước ngoài xem anh như thần tượng bởi sự thông minh, sáng tạo, mẫu mực và tâm huyết đóng góp cho khoa học.

Qua internet, Hùng cho biết đang hoàn tất đề cương chuẩn bị báo cáo xin kinh phí làm sau tiến sĩ để có cơ hội tiếp cận, thảo luận, nghiên cứu với các nhà khoa học nổi tiếng thế giới nhằm tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm để sau này giúp ích cho xã hội, đóng góp cho quê hương Việt Nam cũng như trả nghĩa cho Australia – nơi tạo nhiều điều kiện cho mình học tập nghiên cứu.

Về kinh nghiệm làm khoa học ở nước ngoài, anh tâm sự: Luôn tâm niệm làm cái gì đó để rạng danh tổ quốc và đừng tự ti mặc cảm rằng mình khó đạt được kết quả như các nhà nghiên cứu ở những nước phát triển.

“Sau khi các phương tiện truyền thông đưa tin về sáng chế hạt giống nhân tạo kiểu mới, tại USC và trên đường phố, nhiều người nhận ra mình và vui vẻ "Chào nghiên cứu sinh Việt Nam!" khiến mình xúc động và có thêm động lực để phấn đấu” - Hùng chân thành nói.

Một sinh viên Việt Nam báo cáo khoa học tại Hội thảo toàn nước Mỹ

Cha đẻ 'hạt kiểu mới' ảnh 3

Sau khi rời VN, Tiến Anh được nhận học tiếp lớp 12 ở trường THPT Oak Harbor ( Washington, Mỹ). Vốn là học sinh trường chuyên của ĐHKH Tự nhiên, ĐHQG HN nên sang Mỹ Tiến Anh học tập không mấy khó khăn và luôn đạt điểm tuyệt đối.

Tốt nghiệp THPT, Tiến Anh được 5 trường ĐH Mỹ nhận và anh quyết định chọn học trường Ithaca College (New York). Cùng lúc Tiền Anh học 2 ngành Kinh tế và CNTT và là sinh viên xuất sắc ở cả 2 ngành.

Điều vinh dự nhất đối với Tiến Anh được chọn báo cáo tại Hội thảo khoa học đại học toàn nước Mỹ bao gồm tất cả các ngành nghề. Tiến Anh được đánh giá là một trong những sinh viên xuất sắc của trường ĐH Ithaca này. Nhờ thành tích đó mà Tiến Anh đã được nhận vào làm nghiên cứu sinh học tại 3 trường ĐH khác nhau.

Tiến Anh chọn học tại Oklahoma State University. Anh dự định, sau khi tốt nghiệp sẽ trở về VN làm trong ngành tài chính vì, theo anh, kinh tế VN đang phát triển nên lĩnh vực này rất sôi động, sẽ là mảnh đất tốt để anh đem những điều đã học được vào việc gây dựng cho mình một sự nghiệp.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG