Những người sẵn sàng hiến máu hiếm

Ứng Thùy Linh (ngoài cùng bên trái) nhận bằng khen của TƯ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam năm 2010. Ảnh: T.Hà
Ứng Thùy Linh (ngoài cùng bên trái) nhận bằng khen của TƯ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam năm 2010. Ảnh: T.Hà
TP - Gắn bó với Câu lạc bộ (CLB) Nhóm máu hiếm miền Bắc từ những ngày đầu thành lập khi còn là sinh viên, đến nay, những cái tên Đỗ Thị Thùy Dung, Ứng Thùy Linh… vẫn luôn sẵn sàng làm “ngân hàng máu sống”.

> Nhu cầu về máu trong chăm sóc sức khỏe
> Báo Tiền Phong tặng quà cho bệnh nhi
> Hiến máu ngày rét không ảnh hưởng sức khỏe

Ứng Thùy Linh (ngoài cùng bên trái) nhận bằng khen của TƯ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam năm 2010. Ảnh: T.Hà
Ứng Thùy Linh (ngoài cùng bên trái) nhận bằng khen của TƯ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam năm 2010. Ảnh: T.Hà.
 

Ngày 6-1-2012, CLB Nhóm máu hiếm phía Bắc tròn sinh nhật 5 tuổi. Ngày đầu thành lập chỉ có 19 người, đến nay CLB có gần 200 thành viên, ở khắp các tỉnh thành phía Bắc. Thùy Dung và Thùy Linh là hai cái tên quen thuộc, gương mặt tiêu biểu của câu lạc bộ.

Đến với hoạt động hiến máu từ những ngày ngồi trên ghế nhà trường và tham gia hoạt động của Đoàn trường. Đến nay,Thùy Dung là nhân viên của Viện Môi trường Nông nghiệp (Hà Nội); Thùy Linh là cán bộ nghiên cứu ở Trung tâm nhiệt đới Việt Nga.

Tham gia hoạt động tuyên truyền, cũng như hiến máu theo phong trào Đoàn trường, nữ sinh quê Hải Dương, Thùy Dung biết mình sở hữu nhóm máu hiếm. Dung không quên cảm xúc khi biết có nhóm máu Rh âm: “Lúc biết thì vui vì nghe thấy lạ lạ, mình tự nhiên khác mọi người. Nhưng nghe tư vấn xong thì lo lắng, vì số lượng những người có nhóm máu như mình ở Việt Nam rất thấp (cứ 10.000 người, có 5-7 người mang nhóm máu hiếm)”.

Khác với các nhóm máu khác, chỉ có những người có cùng nhóm máu hiếm Rh- mới có thể truyền cho nhau. Nếu truyền nhầm nhóm máu (Rh+ sang Rh-), sẽ xảy ra hiện tượng tan máu (phản ứng loại trừ nhau) gây sốc, suy thận, trụy tim mạch và tử vong.

“Cũng vì lo lắng cho mình nên ngay từ ngày đầu, CLB dưới sự bảo trợ của Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, được thành lập, em đã tham gia; cùng anh chị ở Viện, là cầu nối để gắn kết những người cùng mang dòng máu hiếm tham gia vào CLB” - Thùy Dung chia sẻ.

Sau ba lần tham gia phong trào Đoàn trường, Dung hiến máu khi có bệnh nhân máu hiếm cần truyền máu. Đến nay, cô gái nhỏ nhắn (chưa đầy 45 kg) này đã gần hai chục lần hiến máu.

Cùng suy nghĩ của Thùy Dung là Ứng Thùy Linh - một tấm gương tiêu biểu của câu lạc bộ nhóm máu hiếm phía Bắc. Linh bộc bạch: “Về việc quyết định hiến máu, mình chỉ nghĩ đơn giản là chia sẻ cuộc sống với một người khác đang cần sự giúp đỡ. Nhờ đó, ai đó giữ lại được cuộc sống, ai đó lấy lại được sức khoẻ là mình rất vui rồi”.

Chính suy nghĩ “đơn giản” ấy mà không ít lần Linh đã hiến máu cả lúc nửa đêm. Có lần, vào ban đêm, nhận được điện thoại của bệnh viện nhờ đến hiến máu cứu một sản phụ bị băng huyết sau sinh, tuy sợ đi đêm, nhưng Linh vẫn chạy một mạch đến viện.

Thùy Linh “khoe”: “Tháng trước mình và Đỗ Thuỳ Dung vừa hiến máu, nhân tiện mình điểm lại số giấy chứng nhận. Đó là lần thứ mười mình hiến máu”. Số lần hiến máu đã bằng số đầu ngón tay nhưng đến bây giờ, Thùy Linh vẫn còn… sợ kim tiêm.

Tham gia hoạt động tuyên truyền và hiến máu thường xuyên, người nhà Thùy Dung và Thùy Linh cũng đôi lần lo lắng. Những ngày đầu hiến máu, cả hai giấu bố mẹ.

Thùy Dung chia sẻ: “Gia đình không cấm đoán vì biết rằng người bệnh cần đến máu của mình. Nhưng mỗi lần hiến máu cũng không dám nói, vì sợ cả nhà lo lắng cho sức khỏe của mình…”.

Chu Nhat Do - Bao Tien Phong
Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG