Để hội nhập toàn diện không chỉ giỏi ngoại ngữ

Đ/c Trần Đắc Lợi, Phó Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Đảng và đ/c Phạm Thị Phương Chi - Ủy viên BTV, Trưởng Ban Quốc tế Trung ương Đoàn khóa IX chủ trì thảo luận
Đ/c Trần Đắc Lợi, Phó Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Đảng và đ/c Phạm Thị Phương Chi - Ủy viên BTV, Trưởng Ban Quốc tế Trung ương Đoàn khóa IX chủ trì thảo luận
TPO - Tại trung tâm thảo luận số 4, chủ đề Thanh niên và Hội nhập, các đại biểu tập trung thảo luận ở hai góc độ gồm tổ chức hoạt động đối ngoại cho thanh niên và hội nhập của người trẻ.

> 1.000 bí thư chi đoàn nói về chính mình

> Cơ hội đối thoại với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại ĐH Đoàn toàn quốc

>Tuổi trẻ ham làm việc lớn, không màng quan to

> 20 hoạt động tiêu biểu của Đoàn nhiệm kỳ qua

1.000 Đại biểu dự ĐH Đoàn toàn quốc báo công dâng Bác

> Ra mắt CLB Guitar nghệ thuật chào mừng Đại hội Đoàn

> Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc

Về các hoạt động đối ngoại, đặc biệt hoạt động giao lưu với các nước láng giềng như Trung quốc, Lào, Campuchia, các đại biểu cho rằng T.Ư Đoàn cần có một chương trình chung, cụ thể hướng dẫn, định hướng các Tỉnh để có những chương trình chuyên sâu, tạo điểm nhấn đồng thời nghiên cứu ban hành các chuyên đề về cơ chế, chính sách cho thanh niên biên giới...

Một số đại biểu nêu ý kiến rằng cần thành lập trung tâm hoạt động đối ngoại cho thanh niên để tạo cầu nối và có những chương trình, chính sách cụ thể trong các hoạt động đối ngoại.

Bàn về chủ đề phát huy sức mạnh của thanh niên Việt ở ngoài nước, bà Lê Thùy Trang, Phó Trưởng ban công tác thanh niên Đảng ủy ngoài nước cho biết theo thống kê, hiện nay có khoảng 1000 tổ chức hội thanh niên với những hoạt động đa dạng, rộng khắp các nước và mô hình hoạt động gần giống các tổ chức thanh niên trong nước. Thanh niên Việt ở nước ngoài qua quá trình học tập, tiếp cận nền giáo dục tiên tiến sẽ là nguồn nhân lực quan trọng đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Thanh niên ở ngoài nước được xác định là bộ phận quan trọng, thực sự là một nguồn lực lớn, trong đó các tổ chức Đoàn Hội là đòn bẩy giúp học phát huy tinh thần xung kích, rèn luyện, phát triển.

Bà Trang nhấn mạnh, Đoàn Hội là kênh quan trọng để kết nối thanh niên Việt ở trong và ngoài nước, là môi trường để thanh niên rèn luyện, phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, tuy nhiên quản lý thanh niên ở nước ngoài cần có sự linh hoạt, uyển chuyển bằng những hình thức quản lý mềm, giáo dục mềm, khó có thể quản lý hành chính.

Với mục tiêu phát huy nguồn lực trẻ ở nước ngoài chung tay phát triển đất nước, bà Trang đề xuất 5 nhóm giải pháp cần triển khai tốt hơn trong thời gian tới.

Trong đó phấn đấu mỗi ĐVTN ở ngoài nước có tổ chức Đoàn, Hội đứng sau mình để có môi trường phát huy, rèn luyện đồng thời tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống cho thanh niên ngoài nước, phát huy tinh thần yêu nước, tăng cường thông tin định hướng cho thanh niên trước những sự kiện chính trị, quan trọng của đất nước, Đoàn phải đi trước một bước, tránh để thanh niên bị tác động bởi các thông tin xuyên tạc của các thế lực phản động.

Bà Trang cho rằng thanh niên Việt Nam ở ngoài nước là cánh tay nối dài của T.Ư Đoàn, họ là sứ giả truyền tải thông điệp và tinh thần của Đại hội đến với các lưu học sinh và thanh niên đang ở các nước.

Thanh niên hội nhập như thế nào, làm thế nào để hội nhập? Đặng Tất Dũng, Chủ tịch Hội SVVN tại Leed, (Anh) đặt vấn đề.

Dũng cho biết, khi trò chuyện với thanh niên hiện nay, bạn thấy chưa bao giờ khí thế hội nhập trong thanh niên lại hừng hực như thế. Song, hội nhập không phải chỉ là giỏi ngoại ngữ như đa số các bạn trẻ nghĩ.

Theo Dũng, sự hội nhập với thanh niên còn là thái độ hội nhập, có kiến thức để cùng nói chuyện trong không gian toàn cầu, do đó cần phải rèn luyện, trau dồi những vấn đề kinh tế, chính trị, kỹ năng hội nhập.

Trong một lần tham dự hội nghị lãnh đạo trẻ toàn cầu, Dũng thấy các bạn trẻ các nước nói về bầu cử Tổng thống Mỹ, về vũ khí hạt nhân rất tự nhiên, và nghĩ rằng, nhiều bạn trẻ mình còn chưa để ý đến những kiến thức này.

Dũng đề nghị, T.Ư Đoàn cần hướng sinh viên rèn luyện để hội nhập toàn diện, bên cạnh rèn ngôn ngữ, cần rèn kiến thức về chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, kỹ năng hội nhập...

Đặng Tất Dũng cũng nhấn mạnh, khi hội nhập, thanh niên cần phải có bộ lọc thông tin, phải có quá trình tiếp thu thông tin từ các nguồn tốt. Bên cạnh đó, cần xây dựng một kênh thông tin riêng cho lưu học sinh các nước để họ có thêm động lực, hứng khởi tham gia các hoạt động Đoàn, Hội.

Phát biểu kết luận tại trung tâm thảo luận, ông Trần Đắc Lợi, Phó Trưởng ban Đối ngoại T.Ư Đảng cho rằng để thế hệ trẻ Việt Nam đang tham gia ở giai đoạn quan trọng và có nhận đúng về vấn đề hội nhập.

Để thanh niên hiện nay hòa nhập mà không hòa tan, đóng góp vào sự phát triển của đất nước thanh niên cần phải chuẩn bị hành trang cho mình gồm kiến thức, kỹ năng, bản lĩnh chính trị vững vàng và có bản sắc văn hóa.

Ông Trần Đắc Lợi cho rằng, T.Ư Đoàn cần có đổi mới mang tính đột phá trong các giải pháp giúp thanh niên tổ chức hoạt động đối ngoại và hội nhập, đưa công tác đối ngoại đi vào chiều sâu và tăng hiệu quả của hội nhập, tranh thủ các nguồn lực.

Theo Viết
MỚI - NÓNG