'Người nhái' ở Đoàn M26 Đặc công Hải quân

'Người nhái' ở Đoàn M26 Đặc công Hải quân
TP - Đoàn M26 Đặc công Hải quân (thường gọi là Đặc công nước) trước đây mang tên: Đoàn huấn luyện Đặc công nước M26 Hải quân, thành lập 13/4/1966.
'Người nhái' ở Đoàn M26 Đặc công Hải quân ảnh 1
Trang bị của một tổ Đặc công “Người nhái”

Đoàn M26 ĐCHQ đã hai lần được Nhà nước tuyên dương Đơn vị Anh hùng (ĐVAH) vào các năm 1969 và 1971 Đặc biệt 4/6 đội được tuyên dương Đơn vị Anh hùng, trong đó Đội 1 đã ba lần được tuyên dương vào các năm 1969, 1972 và 1975; Đội 2, năm 1970; Đội 4, năm 1972; Đội 3, năm 2005; Đội 5 và Đội 6 mới được thành lập sau này. 10 cán bộ chiến sĩ (CBCS) của Đoàn M26 ĐCHQ được tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

Đặc công nói chung và Đặc công nước nói riêng được gọi là binh  chủng “Đặc biệt tinh nhuệ”. Đối tượng tuyển quân là những thanh niên có sức khỏe, có trình độ văn hóa, ý thức chính trị cao, biết bơi và sống ở các tỉnh  vùng ven biển như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình...

'Người nhái' ở Đoàn M26 Đặc công Hải quân ảnh 2
Lên bờ, hoàn thành một buổi tập

Họ được huấn luyện trong điều kiện rất khắc nghiệt. Mùa hè thì tập vùi mình trong cát nóng, mùa đông giá lạnh thì phải ngâm mình dưới nước.

Nếu Đặc công nước là binh chủng “Đặc biệt tinh nhuệ”, thì những phân đội Đặc công “Người nhái”, mà các chiến sỹ thường nói vui, họ là lực lượng:

Đặc biệt của Đặc biệt tinh nhuệ, là những chiến sỹ được ưu tiên tuyển chọn trong toàn quân, tiêu chuẩn rất khắt khe như: phải tập ép trong buồng giảm áp, tương đương với độ sâu 40m, quay tiền đình... ở mùa tuyển quân năm 200, số chiến sỹ mà Đoàn M26 ĐCHQ tuyển được chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Tôi được chứng kiến một buổi tập (đợt 2 của mùa huấn luyện năm 2007) của phân đội Đặc công “Người nhái” ở Đoàn M26 ĐCHQ.

Trang bị mang theo người gồm: ống ngậm thở, máy điểm hỏa, kíp nổ hẹn giờ, thuốc nổ, dao găm, lựu đạn, súng AK hoặc K54, la bàn chỉ hướng... và thiết bị lặn.

Phân đội gồm nhiều tổ, mỗi tổ từ 2 đến 3 người được liên kết bằng những sợi dây, hằng ngày họ phải bơi từ 10 đến 15 km, tập phát hiện mục tiêu ở độ xa từ 1.000 đến 1.500m... 

Hiện nay, ngoài công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, cán bộ chiến sĩ Đặc công Đoàn M26 ĐCHQ cũng sẵn sàng tham gia các công tác cứu nạn trên sông và trên biển theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng.

MỚI - NÓNG