Câu chuyện thành công dành cho ứng viên mới tốt nghiệp

Câu chuyện thành công dành cho ứng viên mới tốt nghiệp
Flora quyết định theo đuổi sở thích bất chấp những lời khuyên không nên làm trái ngành và mối đe dọa thất nghiệp nếu cứ tiếp tục chạy theo lĩnh vực mà mình không hề có chuyên môn, bằng cấp.

Câu chuyện thành công dành cho ứng viên mới tốt nghiệp

> Những việc nên làm sau phỏng vấn

Flora quyết định theo đuổi sở thích bất chấp những lời khuyên không nên làm trái ngành và mối đe dọa thất nghiệp nếu cứ tiếp tục chạy theo lĩnh vực mà mình không hề có chuyên môn, bằng cấp.

Nếu cần chuyển đổi vị trí giữa các phòng ban, đừng ngần ngại bởi nó sẽ đem đến cho bạn những kinh nghiệm giá trị. Ảnh minh họa
Nếu cần chuyển đổi vị trí giữa các phòng ban, đừng ngần ngại bởi nó sẽ đem đến cho bạn những kinh nghiệm giá trị. Ảnh minh họa.

Những năm gần đây, ứng viên mới tốt nghiệp ngày càng gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm việc, đặc biệt là với những ngành công nghiệp mang tính cạnh tranh cao. Đó là chưa kể những ngành nghề chỉ tuyển dụng những nhân sự đã có kinh nghiệm lâu năm, hoặc không phổ biến thông tin tuyển dụng một cách rộng rãi.

Sau đây là câu chuyện của 3 cử nhân đã thành công với nhiều khó khăn, thử thách và lời khuyên họ rút ra dành cho những người sắp trải qua giai đoạn khó khăn như họ:

1. Denae Peters với ngành quản lý khách sạn

Tốt nghiệp ngành quản lý khách sạn năm 2008, Denae luôn bị cuốn hút bởi các sự kiện diễn ra trong lĩnh vực này. Suốt 4 năm còn ngồi trên ghế giảng đường, cô thường xuyên theo dõi thông tin về hoạt động của ngành với hy vọng sẽ tìm được một công việc như ý sau khi tốt nghiệp.

Sau 4 cuộc phỏng vấn thành công, Denae đã từ bỏ vị trí thực tập để đến với vai trò quản lý khách sạn tại một chuỗi khách sạn quốc tế uy tín ở Thượng Hải. Thế nhưng, cô nhanh chóng thất vọng khi nhận ra, ở khách sạn quốc tế này, người ta chỉ đánh giá cao những người đã có kinh nghiệm. Từ công việc đến mức lương được trả đều khiến Denae thất vọng.

"Nhưng tôi không bỏ cuộc, không từ bỏ ước mơ làm việc trong ngành quản lý khách sạn của mình. Thế nhưng, thay vì tìm đến những khách sạn lớn, mang tầm quốc tế, tôi chọn khách sạn nhỏ trong thành phố Toronto của chúng tôi. Tôi sẵn sàng bắt đầu công việc ở mức khởi điểm nhưng rất linh hoạt chuyển đổi công việc giữa các phòng ban khác nhau. Như thế, có thể học thêm nhiều lĩnh vực". Sau 6 tháng, Denae đã được đảm nhận vị trí giám sát và trở thành người quản lý sự kiện 1 năm sau đó.

- Lời khuyên của Denae:

- Luôn linh động trong công việc và cởi mở với mọi người.

- Sẵn sàng để chứng tỏ khả năng của mình

- Nếu cần chuyển đổi vị trí giữa các phòng ban, đừng ngần ngại bởi nó sẽ đem đến cho bạn những kinh nghiệm giá trị.

- Chưa có kinh nghiệm, hãy tìm nơi hạ cánh ở những công ty nhỏ trước đã, rất nhiều cơ hội dành cho bạn ở đó.

- Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ

Sự quyết tâm, mạnh mẽ và niềm đam mê sẽ giúp bạn tìm ra con đường phù hợp cho mình. Ảnh minh họa
Sự quyết tâm, mạnh mẽ và niềm đam mê sẽ giúp bạn tìm ra con đường phù hợp cho mình. Ảnh minh họa.

2. Flora với lĩnh vực truyền thông

Tốt nghiệp vào tháng 7/2008 chuyên ngành tài chính, thời điểm nền kinh tế bắt đầu bước vào giai đoạn suy thoái nhưng Flora nhanh chóng phát hiện ra mình yêu thích lĩnh vực truyền thông. "Thực sự, tôi đã theo đuổi lĩnh vực tài chính suốt 4 năm nhưng dù sao, khi ra trường, mình vẫn là người thiếu kinh nghiệm. Trong thời gian thực tập, tôi đã phát hiện ra niềm say mê của mình với hoạt động truyền thông".

Cô quyết định theo đuổi sở thích bất chấp những lời khuyên không nên làm trái ngành và mối đe dọa thất nghiệp nếu cứ tiếp tục chạy theo lĩnh vực mà mình không hề có chuyên môn, bằng cấp. Tôi bắt đầu nhảy vào một số lĩnh vực như tiếp thị, quảng cáo với mong muốn tích lũy kinh nghiệm về ngành công nghiệp truyền thông. Và bây giờ, tôi đã tìm được công việc toàn thời gian trong lĩnh vực này".

Flora đã theo đuổi đam mê dù lúc đó, cô hoàn toàn không có lợi thế về lĩnh vực mình yêu thích. Nhưng niềm đam mê và chịu khó học hỏi đã giúp cô thành công. "Hiện tôi làm việc cho một công ty thời trang với vai trò của một người phụ trách truyền thông. Mọi thứ đều thuận lợi và tôi cảm thấy mình thực sự phù hợp với công việc này".

- Lời khuyên của Flora:

Đừng bao giờ bỏ cuộc ngay cả khi khó khăn nhất và mọi thứ đều không ủng hộ bạn. Sự quyết tâm, mạnh mẽ và niềm đam mê sẽ giúp bạn tìm ra con đường phù hợp cho mình.

3. Ophelia với lĩnh vực thời trang

Nếu như Flora chấp nhận từ bỏ ngành đã theo học suốt 4 năm trời để theo đuổi đam mê thì Ophelia lại may mắn được làm việc đúng ngành và đúng sở thích.

Yêu thích lĩnh vực thời trang và cảm thấy bản thân có sở trường trong ngành công nghiệp này, Ophelia đã tham gia nhiều hoạt động về thời trang từ New York, Paris hay Toronto trước khi hạ cánh an toàn với một công việc như ý.

"Thời gian đầu, sự vất vả khiến tôi có ý nghĩ từ bỏ ước mơ thế nhưng, niềm đam mê và lòng tin đã giữ tôi lại. Tôi luôn tự nhắc mình phải nỗ lực, nỗ lực không ngừng và cuối cùng đã được đền đáp xứng đáng". Ophelia tìm được việc làm ổn định thông qua mạng Internet bởi vậy, cô luôn đánh giá cao việc tạo lập mối quan hệ và kết nối với mọi người qua mạng xã hội.

- Lời khuyên của Ophelia:

Hãy chắc chắn rằng bạn biết chính xác những gì mình đang làm và giữ vững ý chí cho đến khi đạt được mục tiêu. Không có gì là tự nhiên cả, mọi thứ có giá trị đều đến từ sự nỗ lực không ngừng.

Theo Hải Như
CareerBuilder/Bưu Điện Việt Nam

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Hoa hậu Ngọc Hân học thạc sĩ
Hoa hậu Ngọc Hân học thạc sĩ
TPO - Hoa hậu Ngọc Hân vừa nhận tin trúng tuyển với số điểm 14, xếp thứ 5 trong số các học viên của chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam.