Cây 'ngoại lai' thu ngoại tệ

Anh Phạm Hữu Đức bên vườn nhãn trĩu quả của mình. Ảnh: Hòa Hội
Anh Phạm Hữu Đức bên vườn nhãn trĩu quả của mình. Ảnh: Hòa Hội
TP - Chàng thanh niên đất cù lao đã biến cây nhãn “ngoại lai” thành cây thương hiệu của địa phương để xuất sang các thị trường khó tính như Mỹ, Canada, Úc, EU để thu ngoại tệ cho quê hương.

Xuất khẩu tiền tỷ

Thời gian vừa rồi, ngày nào cũng mãi đến chiều tối anh Phạm Hữu Đức ở ấp An Nhơn, xã cù lao An Hòa (huyện Châu Thành, Đồng Tháp) mới về tới nhà. Anh cho biết: “Suốt cả ngày đi vô vườn mua nhãn rồi đóng kiện để xuất sang Mỹ cho kịp. Giờ này, sở dĩ tôi về sớm là do đi rước con chứ còn gần 20 công nhân đang làm hì hục ngoài vựa và khuân vác lên xe”.

Nhà anh Đức nằm biệt lập ở cù lao An Hòa, từ trung tâm huyện Châu Thành đến nơi phải qua đò rồi chạy theo con lộ phẳng lỳ chừng dăm cây số. Hai bên là vườn nhãn Idor nay là nhãn mang thương hiệu “Châu Thành” xanh mướt, sum suê trái. “Xứ cù lao này giờ có gần 80% diện tích với hơn 600 ha trồng nhãn để xuất khẩu đấy”, anh Đức giới thiệu.

Anh cho biết, năm 2014 được cơ quan chức năng nước Mỹ cấp mã nhập khẩu vào thị trường nước này và đã xuất lô hàng 2 tấn đầu tiên sang Mỹ. Từ đó, các doanh nghiệp khác biết đến thương hiệu nhãn của địa phương nên đến tìm hiểu. “Không chỉ doanh nghiệp đến đây tìm hiểu mà bản thân tôi cũng đi tìm đối tác để xuất khẩu. Đến nay, sản phẩm đã sang Canada, Úc, New Zealand, EU”, anh Đức nói. Hiện tại cơ sở của anh Đức cung cấp trung bình mỗi tháng khoảng 80 tấn nhãn để xuất khẩu, trừ chi phí, mỗi năm còn lãi trên tỷ đồng. Hiện nay, giá mua nhãn tại vườn dao động từ 30.000 - 40.000 đồng/kg.

Theo anh Đức, ban đầu, loại nhãn này chỉ có gia đình anh trồng. Sau đó, mọi người thấy có hiệu quả nên trồng theo. Đến năm 2013, từ tổ hợp tác vài người được nâng cấp lên thành HTX nhãn Châu Thành với gần 50 thành viên, diện tích trên 100 ha tại địa phương. Hiện nay trên toàn tỉnh Đồng Tháp có khoảng 4.000 ha trồng nhãn Châu Thành. Ngoài ra, phát triển thêm ở các tỉnh trong vùng ĐBSCL khoảng 5 năm nay lên đến cả nghìn héc ta.

Từ cây “ngoại lai” thành cây thương hiệu

Cuối tháng 6/2016, UBND huyện Châu Thành  long trọng tổ chức lễ công bố chứng nhận nhãn hiệu “Nhãn Châu Thành - Đồng Tháp” thay cho nhãn Idor “ngoại lai” cách nay gần 20 năm dựa trên những cải tiến về chất lượng. Ông Huỳnh Văn Thông, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành đánh giá, đây là một bước ngoặt mới thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Đồng thời, là cơ hội để địa phương mở rộng diện tích sản xuất, phát triển kinh tế, quảng bá sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt là tạo đầu ra cho nông sản cũng như đảm bảo đời sống của bà con nông dân. Ngoài ra, ông Thông cũng chú trọng việc đưa sản phẩm vào các hội chợ, triển lãm để quảng bá thương hiệu; tăng cường công tác kiểm tra để kiểm soát sát sao nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo giữ vững thương hiệu bền vững để xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Canada, Anh, Úc...

Anh Đức cho biết, ưu điểm của giống này ít bị sâu bệnh, năng suất cao, tỷ lệ hao hụt thấp, hạt nhỏ, cơm dày, thơm và ngọt. Trung bình mỗi héc ta sẽ cho trái khoảng 20 - 30 tấn. 

Kể về cơ duyên với cây nhãn Châu Thành, anh cho biết, những năm 1990, cả vùng này nhãn đều bị bệnh trỗi rồng, chết sạch, dân điêu đứng không biết trồng cây gì cho phù hợp. Lúc đó, cha anh là ông Phạm Văn Hiện biết đến loại cây này nên nhập về 10.000 cây để trồng. Lúc đầu, khi đem cây con về gặp nhiều phản ứng từ cơ quan chức năng đến các nhà khoa học lẫn nông dân với lý do cây “ngoại lai” sẽ làm ảnh hưởng đến người dân. “Các nhà khoa học nói giống nhãn này không thể ra bông tự nhiên trong điều kiện thời tiết ở ĐBSCL nhưng cha tôi nghĩ rằng khí hậu Việt Nam và Thái Lan không chênh lệch nhiều. Hơn nữa, điều kiện nước, thổ nhưỡng tương đồng nhau nên dù giống cây này khó tính đến đâu thì cũng có cách làm cho nó thuần theo ý mình”, anh Đức nói.  Bằng thực tế nuôi trồng, anh Đức và cha đã biến cây nhãn “ngoại lai” trở thành cây thương hiệu góp phần xóa đói giảm nghèo. 

Ban đầu, loại nhãn này chỉ có gia đình anh Đức trồng. Sau đó, mọi người thấy có hiệu quả nên trồng theo. Đến năm 2013, từ tổ hợp tác vài người được nâng cấp lên thành HTX nhãn Châu Thành với gần 50 thành viên, diện tích trên 100 ha tại địa phương. Hiện nay trên toàn tỉnh Đồng Tháp có khoảng 4.000 ha trồng nhãn Châu Thành. Ngoài ra, phát triển thêm ở các tỉnh trong vùng ĐBSCL khoảng 5 năm nay lên đến cả nghìn héc ta.
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.