Chàng trai tật nguyền vẽ tranh gạo đẹp mê hoặc

Lê Trường Giang và những bức tranh gạo
Lê Trường Giang và những bức tranh gạo
TPO - Cuối năm 1989, trong một lần đi chăn bò ở vùng Cồn Rin-Phía tây xã Vĩnh Ninh, một vụ tai nạn bom mìn sau chiến tranh đã làm cho anh Lê Trường Giang bị tật nguyền. Với nghị lực phi thường, Trường Giang đã vượt qua chính mình luyện tập đi lại và sáng tác nghệ thuật.

Tuổi thơ cay nghiệt

Lê Trường Giang sinh năm 1980, con ông Lê Hải Hưng, bà Nguyễn Thị Gion-Một gia đình nông dân nghèo ở thôn Lệ Kỳ 1, xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), mới 10 tuổi, tai họa đã ập đến gia đình anh, khi anh là nạn nhân của một vụ nổ bom bi. 

Vết thương quá nặng làm cho thân hình của anh bị dị dạng, nhiều khớp xương trên cơ thể bị vôi hóa, rất khó cử động, việc đi lại, sinh hoạt của Giang trở nên khó khăn. 

Càng ngày sức khoẻ của Giang càng yếu dần và trong một thời gian khá dài, anh phải nằm liệt giường, mọi sinh hoạt hàng ngày kể cả những sinh hoạt tối thiểu nhất đều phải nhờ vào bố, mẹ. 

Từ đó, việc học hành của Giang cũng phải bỏ dở giữa chừng. Một thanh niên đang khoẻ mạnh, bổng dưng phải nằm liệt giường, Giang buồn rầu, chán nản và tủi cho số phận trớ trêu của mình. 

Điều làm Giang buồn nhất là không được đến trường với bạn bè cùng trang lứa để thực hiện ước mơ của mình.

Vượt lên chính mình

Chàng trai tật nguyền vẽ tranh gạo đẹp mê hoặc ảnh 1

Nhờ tích cực luyện tập thể dục và bằng ý chí vượt lên chính mình, hiện nay, Lê Trường Giang đã đi lại được dẫu những bước chân của anh không thực sự vững chãi. Giang cũng đã vượt qua sự mặc cảm để hoà nhập cuộc sống cộng đồng. 

Giang tâm sự: ““Em nghĩ, mình bị tàn tật, không giúp được gì nhiều cho bố mẹ ngoài việc chăn bò. Em rất thích tạc tượng, vẽ tranh nhưng do sức khỏe hạn chế nên thỉnh thoảng em mới làm. Mặc dù ít nhưng hàng ngày em đều dành thời gian cho công việc này. Điều đó làm cho em cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn”.

Trước đây, Giang đã từng tạc tượng và vẽ tranh bằng bẹ, lá chuối khô với trên 100 tác phẩm các loại. Còn từ đầu năm 2014, anh đam mê vẽ tranh gạo, mặc dù anh chưa qua một trường, lớp đào tạo nào nhưng anh đã vẽ được gần 50 bức tranh gạo. Qua đó khẳng định thêm ý chí, nghị lực phấn đấu rèn luyện của anh. 

"Em muốn rèn luyện để phát triển năng khiếu của mình, với hy vọng sau này sẽ có một công việc ổn định, nuôi sống bản thân, bớt nhờ cậy vào gia đình và hướng đến làm từ thiện", Giang tâm sự.

Thật khó tin, chỉ bằng những công cụ rất thô sơ như bút vẽ được vót bằng 1 thanh tre, giá vẽ rất đơn giản…, nhưng đây lại là đồ nghề “chính hiệu” để chàng thanh niên tật nguyền này lao động nghệ thuật.

Những buổi trưa hay mỗi chiều đi chăn bò về, Giang đều dành thời gian cho công việc mình yêu thích; điều đó làm anh cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Trong tất cả các bức tranh đã vẽ được, Giang thích nhất là bức tranh Quảng Bình Quan và bức cửa động Phong Nha. 

Chủ đề trong tranh của anh chủ yếu là vẽ về phong cảnh thiên nhiên quê hương và con người Quảng Bình. Được tận mắt nhìn thấy những tác phẩm tranh gạo của Lê Trường Giang không ai không khỏi ngạc nhiên và khâm phục về biệt tài của chàng trai tật nguyền này. 

"Em muốn rèn luyện để phát triển năng khiếu của mình, với hy vọng sau này sẽ có một công việc ổn định, nuôi sống bản thân, bớt nhờ cậy vào gia đình và hướng đến làm từ thiện", Giang tâm sự.

Chia tay Lê Trường Giang cùng những tác phẩm của anh, chúng tôi thầm cầu chúc cho bệnh tình của Giang ngày một thuyên giảm, để anh có thêm những bức tranh tinh xảo mang nhiều ý nghĩa nhân văn cuộc sống.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.