Lỗi tuổi đầu hai

Lỗi tuổi đầu hai
TP - Ngay ở tuổi 20, chúng ta đã có không ít quyết định tác động đến cả phần đời còn lại. Theo những người thành đạt Mỹ, dưới đây là vài lỗi tuổi đầu hai mắc nhiều nhất.

1.Tuổi 20 cho rằng bằng cấp và tài năng là đủ để thành đạt

Họ không hề biết, để có thành công, ngoài bằng cấp và tài năng, cần bổ sung lao động nặng nhọc, một chút may mắn hoặc năng lực quan hệ với đồng nghiệp.

Chỉ riêng năng lực chuyên môn không đảm bảo chất lượng lao động như ý. Thiếu năng lực tự xoay sở trong tập thể thật khó tạo dựng và quảng bá hình ảnh cá nhân.

2. Ðồng nhất hạnh phúc với tiền bạc

Lỗi tuổi đầu hai ảnh 1

Ngó sang người quen, bạn bè gặp nhiều may mắn, tuổi đầu hai bắt đầu than thân trách phận và so bì, yếu tố dẫn đến trắng thái trầm cảm.

Tuổi 20 đinh ninh công việc kiếm được nhiều tiền là quan trọng nhất.

Tuy nhiên, cùng với thời gian, có thể nhận ra lương cao không quyết định cấp độ hạnh phúc, nhất là khi đối tượng chọn nghề theo tiêu chí thu nhập thay vì sở thích.

3.Tin rằng tình bạn sẽ tồn tại vĩnh cửu

Bước vào tuổi 20 đa số nghĩ, những mối quan hệ thân hữu có được sẽ trường tồn suốt đời.

Tuy nhiên, thời gian sẽ sàng lọc những ai trong số đó thực sự chân tình và có thể đặt niềm tin, những ai thuộc loại “còn rượu còn tiền còn đệ tử, hết cơm hết rượu hết ông tôi”.

4. Không quan tâm đến sức khỏe bản thân

Ít ai nghĩ đến sức khỏe khi xung quanh có quá nhiều sự kiện thú vị và cám dỗ.

Hút thuốc lá, nốc bia rượu tẹt ga, ăn ngủ thất thường chỉ là một vài thói quen đặc trưng của thế thế hệ tuổi đầu hai.

Tuy nhiên cùng với thời gian, thực tế sẽ chứng tỏ lối sống buông thả như vậy chỉ dẫn đến những hậu quả tai hại và kỷ vật để lại sau tất cả những gì thú vị một thời chỉ là cảm giác tiếc nuối và ân hận.

5. Quá dễ đầu hàng khi thất bại

Tình yêu tan vỡ, thi trượt, sếp quở trách trong công việc, tất cả sự kiện này khiến cho đối tượng nghĩ rằng “cuộc đời đã chấm dứt”.

Trở lại cảm giác bình thường đòi hỏi quá nhiều thời gian. Hiếm trường hợp người trong cuộc coi những biến cố tương tự như lý do để rút ra bài học và củng cố bản lĩnh, phần nhiều tự xếp mình vào nhóm những nạn nhân của sự bất công.

6.Gác lại quá nhiều việc cho tương lai

Họ nghĩ vẫn còn thừa thời gian để thay đổi và hiện thực hóa ước mơ.

Nhưng mọi người quên rằng thời gian trôi cực nhanh và rốt cuộc, đến lúc tâm lý sẵn sàng cho những thay đổi, cuộc sống đã chứng tỏ công việc, gia đình hoặc tuổi tác của chính mình trở thành phanh hãm.

Và sau tuổi 30, người ta sợ bắt tay lại từ đâu.

7.Cho rằng bản thân là người duy nhất chịu thiệt thòi, vất vả

Ngó sang người quen, bạn bè gặp nhiều may mắn, tuổi đầu hai bắt đầu than thân trách phận và so bì, yếu tố dẫn đến trạng thái trầm cảm. Họ quên mất quy luật không thể đo đếm thành đạt bằng thời gian hay tuổi tác và cần phải thêm một lần tự trao cho mình cơ may.

8.Luẩn quẩn trong những dự kiến thay vì hành động

Ðôi lúc tuổi 20 thường chỉ tự hình dung tương lai sán lạn trong khi không thực hiện việc làm cụ thể cho kế hoạch đó. Phung phí thời gian chờ sung rụng để rồi đến lúc tỉnh ngộ bạn bè đã tiến quá xa.

9.Không tích lũy cho tương lai

Nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ cho thấy 69% số người trong nhóm tuổi từ 18 - 29 hoàn toàn không gửi tiền tiết kiệm.

Dĩ nhiên ở độ tuổi này không ai nghĩ đến ngày nghỉ hưu nhưng việc tích lũy thậm chí những khoản tiền nhỏ mọn cũng chứng tỏ vai trò hỗ trợ hiệu quả cho bước độc lập xuất phát vào cuộc đời trưởng thành.

Tuổi 20 đinh ninh kiếm nhiều tiền là quan trọng nhất. Tuy nhiên, cùng với thời gian, có thể nhận ra lương cao không quyết định cấp độ hạnh phúc, nhất là khi đối tượng chọn nghề theo tiêu chí thu nhập thay vì sở thích.

Theo Zycie
MỚI - NÓNG