Đối thoại trực tuyến "Năm Thanh niên tình nguyện 2014"

“Phong trào tình nguyện là niềm tự hào của Thanh niên Việt Nam“

Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Đắc Vinh tại buổi đối thoại.
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Đắc Vinh tại buổi đối thoại.
"Phong trào Thanh niên tình nguyện là niềm tự hào của Thanh niên Việt Nam... Với tinh thần đó, tôi mong muốn các bạn trẻ sẽ phát huy được tinh thần tình nguyện và có những đóng góp có ích cho xã hội, cho đất nước trong Năm Thanh niên tình nguyện".

Đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, nói như vậy tại chương trình Đối thoại trực tuyến "Năm Thanh niên tình nguyện 2014", diễn ra sáng nay (24/3), tại trụ sở Cổng TTĐT Chính phủ.

Chương trình Đối thoại trực tuyến là một trong các hoạt động hướng tới kỷ niệm 15 năm phong trào “Thanh niên tình nguyện” và 50 năm phong trào “Ba sẵn sàng”, “Năm xung phong”.

Tại buổi đối thoại hôm nay, các đoàn viên, thanh niên sẽ có dịp trao đổi với đại diện Ban Bí thư Trung ương Đoàn về những vấn đề liên quan công tác Đoàn, cũng như về phương hướng nhiệm vụ hoạt động của Đoàn trong năm nay.

Tham dự chương trình có các vị khách mời:

- Đồng chí Nguyễn Đắc Vinh - Ủy viên Dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

- Đại diện lãnh đạo Ban Bí thư Trung ương Đoàn; các Ban, đơn vị Trung ương Đoàn, các cán bộ Đoàn, đoàn viên ưu tú và giới văn nghệ sỹ có những cống hiến trong các hoạt động tình nguyện.

9h35 Buổi Đối thoại bắt đầu

MC: Tại sao Đoàn đề xuất, tham mưu cho Trung ương Đảng quyết định chọn năm 2014 là năm Thanh niên Tình nguyện?

Đồng chí Nguyễn Đắc Vinh: Việc lựa chọn năm 2014 là Năm Thanh niên tình nguyện có nhiều lý do khác nhau, nhưng tôi nghĩ điều quan trọng nhất là năm 2014 kỷ niệm 50 năm phong trào Ba sẵn sàng và 15 năm phong trào Thanh niên tình nguyện của Việt Nam.

MC: Việc lựa họn 2014 là năm Thanh niên tình nguyện có nhiều lý do khác nhau, anh có thể cho biết ý nghĩa của Năm Thanh niên tình nguyện?

Đồng chí Nguyễn Đắc Vinh: Ý nghĩa của Năm Thanh niên tình nguyện sẽ là cơ hội để thanh niên Việt Nam mong muốn thể hiện mình thông qua các phong trào thanh niên tình nguyện và để tổ chức Đoàn nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác Đoàn và phong trào thanh niên.

Sau rất nhiều năm phong trào TTNTN phát triển, điểm tích cực là rất nhiều, nhưng cũng có nhiều điểm băn khoăn cần tiếp tục cải tiến, tôi nghĩ có một lựa chọn 2014 là cơ hội để xem xét tổng thể và rút kinh nghiệm và có những bài học để có những định hướng trong những năm tiếp theo. 

Mục tiêu nâng tầm chất lượng và để thanh niên rèn luyện và có những đóng góp tích cực cho đất nước.

“Phong trào tình nguyện là niềm tự hào của Thanh niên Việt Nam“ ảnh 1 Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Mạnh Dũng trả lời tại buổi đối thoại.

MC: Với cương vị là Bí thư theo anh mục tiêu lớn nhất của Đoàn trong năm thanh niên tình nguyện là gì?

Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Mạnh Dũng: Để thực hiện Thắng lợi thực hiện thanh niên tình nguyện thương xuyên, chiến dịch hè, tình nguyện mùa đông để phát huy thanh niên xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an toàn giao thông, … huy động thanh niên tham gia phát triển vì cộng đồng.

MC: Mới đây, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã thống nhất thông qua Logo "Năm Thanh niên tình nguyện 2014”, anh có thể cho biết ý nghĩa của biểu tượng này?

Đồng chí Nguyễn Đắc Vinh: Logo này do họa sĩ Tiến Vượng sáng tác. Ngọn lửa hồng thể hiện bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, theo đúng tinh thần “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. 

Logo được cách điệu cánh chim hòa bình mang theo lá cờ tổ quốc tung bay. Và logo cũng là hình ảnh của cánh buồm no gió với ý nghĩa đưa con thuyền tuổi trẻ rẽ sóng ra khơi. Logo này mang thông điệp là khát vọng của tuổi trẻ trong việc dựng xây đất nước.

Phát biểu trong Lễ ra quân năm TNTN tại Điện Biên, anh có nhấn mạnh 5 “yêu cầu” đối với việc thực hiện các nội dung của Năm thanh niên tình nguyện, đó là những yêu cầu gì ạ?

Tôi cho rằng, các hoạt động của Năm thanh niên tình nguyện phải đảm bảo 5 yếu tố: tính rộng khắp, tính định hướng, tính dẫn dắt, tính hiệu quả và tính bền vững. Nếu chúng ta thực hiện tốt các yếu tố này thì tôi tin rằng năm thanh niên tình nguyện sẽ có kết quả tốt.

Anh vừa nói đến 5 yếu tố, vậy 5 yếu tố này có xếp theo thứ tự ưu tiên nào không?

Đồng chí Nguyễn Đắc Vinh: Đối với hoạt động của Đoàn, hoạt động của thanh niên, hoạt động xã hội thì tôi cho rằng tính rộng khắp là quan trọng nhất, bởi nó phải thu hút được đông đảo được thanh niên cũng như các lực lượng xã hội tham gia. 

Tiếp theo chúng ta thấy tính định hướng và dẫn dắt cũng rất quan trọng, vì Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức quan trọng nhất của thanh niên, là tổ chức nòng cốt cho tất cả các hoạt động của thanh niên, chính vì thế những hoạt động của Đoàn phải đảm bảo tính định hướng và dẫn dắt cho các phong trào của thanh niên. 

Đã là hoạt động của Đoàn, của thanh niên thì làm sao phải thực hiện cho có hiệu quả, nhất là các hoạt động phong trào. Cuối cùng là tính bền vững của các hoạt động. 

Dù đây là một điều rất khó, nhưng khó thì chúng ta vẫn phải đặt ra và cố gắng thực hiện. Nếu thực hiện được tính bền vững thì tôi nghĩ phong trào Thanh niên tình nguyện sẽ bước lên một tầm cao mới.

Điểm khác biệt của Năm thanh niên tình nguyện so với những năm trước?

Sự chỉ đạo là sự kế thùa truyền thống đã có, nếu làm tốt đã tốt rồi, tuy nhiên có điểm chưa mong muốn, hành năm có Tháng thanh niên và chiến dịch he. Gầy đây có chiến dịch Tình nguyện mùa đông, Tết biên giới, xuân hải đảo do đó chúng tôi có đợt cao điểm để giúp đoàn viên thanh niên tham gia theo các chủ để của Năm Thanh niên tình nguyện.

Tại sao là năm thanh niên tình nguyện? Lâu nay tình nguyện vẫn tổ chức theo tháng phải chăng là tổ chức kéo dài hay không?

Trước đây là ngày thứ 7, chủ nhật tình nguyện và đến nay ta có Tháng Thanh niên và nay là Năm Thanh niên tình nguyện vì vậy chúng tôi thấy chúng ta có rất nhiều việc để làm trong Năm thanh niên tình nguyện này.

Mô hình kinh tế nào anh ấn tượng nhất? trong Đoan có rất nhiều mô hình, vậy Đoàn cụ thể hóa phát triển kinh tế như thế nào?

Tôi đã đi rất nhiêu, qua trao đổi điểm hình kinh tê sở nông thôn, tôi thấy 2 điểm: vốn vay có ưu đãi, sự hỗ trợ về khoa học kỹ thuât. Chúng ta đã có sự hỗ trợ như về vốn vay, tỉnh nhiều nhất 2 tỷ, tỉnh gần 1 tỷ. 

Tôi đã gặp rất nhiều thanh niên được vay 120, và hiện nay có rất nhiều thanh niên vay vốn từ kênh 120 và làm giàu ngay tại quê hương như anh Trương Văn Trị với mô hình nuôi cá Vược và đến nay đã có tổng có vốn hàng tỷ đồng.

Ngân hàng cho số vay thì rất khó để thanh niên phát triển được cần phải số vốn lớn hơn.Tuy nhiên đến nay Đoàn không bị tồn đọng vốn.

Thời gian tới có giải pháp gì?

BBT đã đề nghị Thủ tướng chính phủ và tương tai sẽ hỗ trợ vốn cho Đoàn gấp đôi, về lâu dài mong chính phủ và các bộ, ngành nghiên cứu hỗ trợ cho thanh niên.

Về khoa học kỹ thuật, đã có nhiều chương trình, dưới góc độ của tổ chức Đoàn thiên về tuyên truyền hiểu về giá trị KHKT, thường thực hiện là cơ quan chức năng.

Câu hỏi của bạn Văn Đình Tường: Năm nay là năm TNTN, có nhiều cán bộ quá tuổi có điều chỉnh hay không trong khi học vẫn phát huy.

Đây là câu hỏi của tổ chức Đoàn không liên quan đến TNTN. Chúng tôi nghĩ các các bộ Đoàn đều tâm huyết, mong muốn cống hiến nhiều cho Đoàn và có sức truyền cảm cho thanh niên. BBT mong muốn đào tạo được nhiều thủ lĩnh thanh niên.

Phong trào thanh niên tình nguyện xuất phát từ sinh viên, sinh viên rất có nhiệt huyết có thời gian, có sáng tạo rất thích tham gia tình nguyện và tạo ra ảnh hưởng cho xã hội. 

Đi tình nguyện hiện nay chọn nội dung phù hợp, như TN công an, quân đội chọn mùa bão lũ, thanh niên công nhân chọn công việc phù hợp kỳ nghỉ hồng … là hoạt động hết sức hiệu quả, TNTN không của riêng ai. Nếu tất cả tham gia được rất tốt cho xã hội.

Bạn Quang Thái địa chỉ hòm thư Thai124@yahoo.com đặt câu hỏi: Lịch sử đã tôn vinh phong trào “3 sẵn sàng”, “5 xung phong”của thanh niên thời chiến, còn trong thời bình, xã hội ghi nhận phong trào Thanh niên tình nguyện. Vậy xin anh cho biết sự tương đồng về sứ mệnh của các phong trào này? Theo anh, tổ chức Đoàn hiện nay, nên kế thừa điều gì trong việc thiết kế các phong trào hành động cách mạng cho thanh niên?

Đồng chí Nguyễn Văn Thắng: Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội: Bản thân chúng tôi là cán bộ Đoàn chuyên trách, những người trực tiếp thiết kế nên các nội dung liên quan đến hoạt động tình nguyện, chúng tôi cho rằng 2 yếu tố rất quan trọng đó là yếu tố thứ nhất đòi hỏi của thực tế cần có sự vào cuộc của ĐVTN.

Thứ hai là sự xem xét các điều kiện cần và đủ trên cơ sở đó ĐVTN chúng ta sẽ vào cuộc với 2 yếu tố như vậy, chúng tôi cho rằng sẽ tạo ra sự thành công cho phong trào TNTN.

Đồng chí Lê Quốc Phong - Bí thư Trung ương Đoàn: Theo tôi, điểm chung nhất có thể nói là có thể gặp nhau được từ 3 sẵn sàng và 5 xung phong cho đến các thanh niên tình nguyện hiện nay đó chính là trách nhiệm của tuổi trẻ với Tổ quốc.

Ở từng thời điểm nhất định có đặt ra những hoàn cảnh lịch sử nhất định. Như ngày trước, thế hệ trẻ cha anh đã “3 sẵn sàng”, “5 xung phong” vì sự độc lập tự do của đất nước, ngày nay, tình nguyện của thanh niên là vì sự phát triển của Tổ quốc.

Tôi nghĩ đó là điểm đồng lớn nhất khi chúng ta kêu gọi được và giúp cho thanh niên nhận rõ được vấn đề đó thì chúng ta có sự hưởng ứng rất đông đảo của thanh niên và chúng ta sẽ thể hiện được vai trò dẫn dắt của tổ chức Đoàn trong hoạt động này.

Đồng chí Nguyễn Đắc Vinh: Tôi cũng đồng ý với 2 ý kiến của 2 đồng chí, đồng thời nói rõ hơn điểm đồng lớn nhất, đó là tinh thần tình nguyện xung phong của thanh niên trong bất kỳ hoàn cảnh nào và trong bất kỳ điều kiện nào.

Trong những lúc đất nước cam go nhất, chiến tranh ác liệt nhất, thanh niên Việt Nam vẫn sàng sàng ra tiền tuyến, sẵn sàng ở hậu phương phục vụ tiền tuyến.

Ngày nay, ở những nơi đất nước cần, ở những nơi vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo khó khăn thì thanh niên đều sẵn sàng thì tôi thấy đó là những điểm chung.

Thứ hai, điểm dễ nhận thấy vai trò to lớn của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc tôi thấy những giá trị đó vẫn sẽ sống mãi, phong trào thanh niên tình nguyện nó chỉ chuyển từ hình thức này sang hình thức khác nó sẽ vẫn còn sống mãi trong thanh niên Việt Nam.

Bạn Nguyễn Thùy Dung – Bình Phước: Vấn đề kết nối các đội tình nguyện hiện nay như thế nào?

Chúng tôi đã thành lập Trung tâm nguồn lực tình nguyện Việt Nam và hiện nay đã giao cho Hội LHTN Việt Nam quản lý và thông qua Trung tâm sẽ là đơn vị kết nối các nhóm tình nguyện.

Bạn Nguyễn Thị Thùy Trang: Giải pháp tài chính hiện này của hoạt động tình nguyện là gì?

Đồng chí Nguyễn Đắc Vinh: Tôi nghĩ khi người ta khó gì thì phải hỏi ai đó. Đối với Trung ương Đoàn luôn khuyến khích tính sáng tạo và từ suy nghĩ xuất phát của Thái Thùy Linh, Xuân Bắc. Tôi nghĩ nhiều người mong muốn được đóng góp cho xã hội, nên chúng ta phải tìm được đúng những địa chỉ đó. Do vậy, chúng ta phải đi tìm những địa chỉ đó thôi.

Bạn Nguyễn Xuân Đức: Trung ương Đoàn có giải pháp gì cải cách hành chính đối với các đội TNTN ở địa phương?

Tôi nghĩ không có thủ tục hành chính nào cả, thuận lợi nhất với các bạn là liên hệ với Tỉnh Đoàn để Tỉnh Đoàn có trách nhiệm liên hệ các địa phương và các bạn sẽ có những địa chỉ đáng tin cậy.

Một bạn hỏi: “Tình nguyện theo thời vụ” hay lợi dung tình nguyện để làm những việc chưa tốt, đồng chí nghĩ sao về điều này?

Đồng chí Nguyễn Đắc Vinh: Theo tôi, cái gì làm không thiết thực, không hiệu quả không nên làm; người dân và các bạn trẻ làm tình nguyện dù ngắn, dù dài miễn phí cho cộng đồng thì nên làm. Mục tiêu của tình nguyện là tiến đến người hoàn cảnh khó khăn, chúng ta phải có những hoạt động hỗ trợ.

Tiếp thu ý kiến của các bạn, đối với các hoạt động lớn cần có cách làm hiệu quả hơn, tránh tính hình thức, làm đối phó.

“Phong trào tình nguyện là niềm tự hào của Thanh niên Việt Nam“ ảnh 2 Ca sĩ Thái Thùy Linh.

Câu hỏi dành cho ca sĩ Thái Thùy Linh: Được trao danh hiệu tình nguyện viên tiêu biểu năm 2013, lý do nào bạn đến với hoạt động tình nguyện?

Ca sĩ Thái Thùy Linh: Trong suốt quá trình hoạt động tình nguyện, tôi đã nhận được những câu hỏi tại sao dành cho tình nguyện. Lý do tôi xuất thân con nhà lao động, tôi có nhiều cảm xúc khi có hoàn cảnh bấy giờ, như mót lúa, lúc bé được nhận phần thưởng học giỏi và gia đình đông anh em nên cũng khá vất vả. 

Bên cạnh đó, tôi nhiều lần trông người ốm của gia đình, nên tôi đồng cảm với những người nghèo phải dắt díu nhau về thành phố chữa bệnh.

Trong cuộc đời tôi cũng đã ngủ trên ghế bệnh viện, đó là lý do tôi muốn làm gì đó cho những người không may mắn khi đất nước ta còn nhiều khó khăn. Ở đâu cũng có những người khó khăn vùng sâu, xa, hay ở đô thị…, do đó tôi không phải là người viết văn kể khổ.

Tôi may mắn là mình đã có sự nỗ lực, cố gắng và hàng ngày nếu giành 1 giờ đồng hồ giúp những người bằng hiệu quả của nhiều người cộng lại. 

Sự hy sinh là xứng đáng, tôi mong muốn có sự chia sẻ với nhiều người vì tôi thấy không biết bao giờ là đủ, là thừa mà nên chia sẻ với mọi người, xã hội tốt đẹp hơn khi mỗi người một chút để giúp những người khác.

Tôi nghĩ giới văn nghệ sỹ nếu có điều kiện hãy tham gia các hoạt động tình nguyện thì sẽ tốt hơn cho mọi người và cho cả cộng đồng.

“Phong trào tình nguyện là niềm tự hào của Thanh niên Việt Nam“ ảnh 3 Nghệ sĩ Xuân Bắc trả lời câu hỏi tại buổi đối thoại.

Trong thời gian qua được biết Nghệ sỹ Xuân Bắc từng làm đại sứ và phối hợp với nhiều cấp bộ Đoàn, Hội để tổ chức nhiều hoạt động tình nguyện. Vậy xin hỏi anh Xuân Bắc, trong quá trình làm tình nguyện anh tâm đắc với loại hình hoặc hoạt động tình nguyện cụ thể nào nhất?

Nghệ sĩ Xuân Bắc: Tôi có nhiều lý do để tham gia chương trình tình nguyện. Trước hết tôi làm là cho tôi, tôi làm để có ý nghĩa cho cuộc sống của chính mình, vì thế tôi làm với niềm say mê và niềm tin rằng điều đó tốt cho mình và rất may là nó có ý nghĩa cho những người bên cạnh. 

Mọi người gọi đó là hoạt động tình nguyện, nhưng tôi cho rằng đó là hoạt động mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của mình và của người bên cạnh. 

Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều tâm niệm rằng làm tình nguyện tốt cho mình và tốt cho những người xung quanh thì hoạt động tình nguyện sẽ được nhân rộng.

Hầu hết các hoạt động tình nguyện như Chủ nhật đỏ, Lễ hội xuân hồng, tôi đều tham gia và cảm thấy rất hạnh phúc.

Với những người được nhiều người biết đến, chúng tôi rất hạnh phúc khi mỗi câu nói của mình được mọi người ủng hộ và cảm thấy được khích lệ vô cùng. Vì thế tôi nghĩ nếu ai đó được coi là người nổi tiếng, người của công chúng mà không tham gia hoạt động tình nguyện thì đã lãng phí mất một góc trong cuộc sống của mình.

Một độc giả hỏi : Nhắc đến hoạt động tình nguyện là nhắc đến những đóng góp của thanh niên. Tuy nhiên, gần đây có hiện tượng công trình tình nguyện có giá thành cao hơn nếu giao cho đơn vị chuyên môn thi công. Bí thư thứ nhất nghĩ sao về điều này?

Đồng chí Nguyễn Đắc Vinh: Tổ chức Đoàn tham gia đảm nhiệm công trình thì phần tình nguyện của thanh niên như góp sức, góp trí thức đều được thực hiện miễn phí. Với rất nhiều thứ miễn phí trong đó, tôi nghĩ giá thành công trình sẽ giảm đi rất nhiều. 

Ví dụ như việc xây dựng cầu giao thông nông thôn tại nhiều khu vực như ĐBSCL và miền núi phía Bắc đang được giao cho các tổ chức thanh niên, bởi chúng ta chỉ lo được kinh phí cho các hạng mục chính, còn những hạng mục như đường dẫn lên cầu hay cải tạo các hạng mục xung quanh đều được thanh niên góp sức miễn phí.

Thưa đồng chí Bí thư thứ nhất, tôi cho rằng nếu so sánh một cách tương đối, chỉ riêng các hoạt động của Thái Thùy Linh đã hiệu quả hơn nhiều chương trình, kế hoạch, chiến dịch của nhiều tỉnh, thành Đoàn. Một trong nhiều nguyên nhân là các hoạt động Đoàn ở cơ sở quá hình thức. Tôi so sánh có thể hơi cảm tính, mong đồng chí thông cảm. Anh nghĩ sao về ý kiến của vị khán giả này?

Đồng chí Nguyễn Đắc Vinh: Tôi nghĩ sự so sánh của bạn thật sự chưa hoàn toàn đúng, tuy nhiên, nghe bạn phản ánh thì rõ ràng chúng tôi cần phải xem xét, suy nghĩ lại, bởi có thể hoạt động đoàn nơi bạn sinh sống chưa thực sự hiệu quả. Đây cũng là vấn đề tôi đã nói ở trên, các hoạt động tình nguyện cần thiết thực, hiệu quả và bền vững.

Ca sĩ Thái Thùy Linh: Sự so sánh này theo Linh là khập khiễng. Do Thái Thùy Linh là ca sĩ, cũng được nhiều người biết đến nên khi Linh làm việc gì thì mọi người đều biết. Tuy nhiên, hoạt động của các tỉnh, thành, huyện đoàn, nhất là ở những địa phương xa xôi thì không dễ được nhiều người biết đến.

Qua theo dõi của cá nhân cho thấy, hình như các hoạt động thanh niên tình nguyện mới chỉ tập trung ở nội dung “chân tay” có ít hoạt động trí tuệ như làm đường, vét cống, làm nhà, phân luồng giao thông, xin hỏi Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn ý nghĩa giáo dục của hoạt động nêu trên, thiết nghĩ nên để thanh niên tình nguyện đóng góp sức mình trong đó khuyến khích những hoạt động mang hàm lượng trí thức cao?

Liên quan đề xuất của ca sỹ Thái Thùy Linh, đó là tính sáng tạo, các bạn đóng góp theo chuyên môn của mình?

Đồng chí Nguyễn Đắc Vinh: Trước tiên, tôi nghĩ do chúng ta hiểu thế nào về lực lượng của chúng ta. Đối với lượng lượng thanh niên nông thôn, chúng ta thấy rằng, rõ ràng các bạn só sức khỏe, đó là một lợi thế rất rõ của các bạn, trong khi những việc nông thôn thường xuyên cần có người làm như nạo vét kênh mương, sửa chữa đường xá… 

Tôi nghĩ rằng, nếu các bạn thanh niên không làm thì ai làm, thay vì nhà nước cứ phải bỏ tiền ra thì chúng ta đã có lượng lượng tại chỗ, có sức thì nên tham gia những hoạt động như vậy.

Điểm thứ hai, tôi cũng có trao đổi với Thành đoàn Hà Nội là tại sao chúng ta vẫn đem thanh niên, sinh viên đi vét sông Tô Lịch, tại sao ngày xưa học sinh của chúng ta đi đào kênh, con đường thanh niên nối từ Yên Phụ tới Quán Thánh là do thanh niên làm.

Tôi nghĩ lao động chân tay có giá trị của nó, những người làm trí thức nếu có điều kiện thỉnh thoảng chúng ta cùng tham gia những hoạt động lao động đó thì chúng ta sẽ hiểu hơn cái công việc của nhóm một người lao động trực tiếp khác.

Đấy là những việc tốt và ý nghĩa. Giáo dục nằm ở đó. Tôi cũng tiếp thu ý kiến đó là hoạt động của thanh niên sử dụng lợi thế, sở trường của mình, ví dụ những người công tác trong ngành nông nghiệp, giờ phong trào xây dựng Nông thôn mới rộng lớn như vậy thì nếu các bạn có điều kiện có thể đến một vùng nào đó giúp dân ở vùng đó, để người ta hiểu hơn về mô hình kinh tế mới, hiểu hơn các phương thức sản xuất mới thì tôi tin rằng, đó là những cái rất là tốt.

Ví dụ, Giáo sư Nguyễn Lân Hùng tuổi đã cao nhưng vẫn đi nói chuyện khắp nơi với bà con nhân dân. Tôi cho rằng, đó cũng là một hình thức tình nguyện. Nếu những lực lượng thanh niên có tri thức lựa chọn được công việc đúng theo tiêu chí sáng tạo như chị Thái Thùy Linh nói tức là chọn những việc gì hợp với sở trường của mình đáp ứng với yêu cầu xã hội một cách tốt nhất thì tôi cho rằng đấy là những việc rất đáng khuyến khích nên làm.

Anh có điều gì muốn nhắn nhủ tới thanh niên cũng như nhân dân cả nước nhân tháng thanh niên năm 2014 này?

Đồng chí Nguyễn Đắc Vinh: Tôi chỉ muốn nói, phong trào Thanh niên tình nguyện là niềm tự hào của Thanh niên Việt Nam. Với tinh thần đó, tôi mong muốn các bạn trẻ sẽ phát huy được tinh thần tình nguyện và có những đóng góp có ích cho xã hội, cho đất nước trong Năm Thanh niên tình nguyện.

Tôi đề nghị Đoàn Thanh niên cơ quan chịu trách nhiệm nhiệm về “Thư viện hồng”, các đồng chí thay nhau đến trực mỗi người một hôm và chúng ta hãy bắt đầu từ việc nhỏ nhất.

Đề nghị đồng chí Vũ Minh Lý – Giám đốc Trung tâm nguồn lực tình nguyện quốc gia tiếp thu ý kiến theo đề xuất của chị Thái Thùy Linh về thành lập CLB tình nguyện văn nghệ sỹ để hoạt động tình nguyện có được thêm sức mạnh tổng hợp và CLB sẽ có những đề án do chính các hội viên quyết định.

Nếu đồng chí Nguyễn Đắc Vinh là phóng viên thì đồng chí sẽ giật tít như thế nào đối với buổi đối thoại hôm nay?

Tôi thì không phải là nhà báo giỏi, theo tôi, chương trình đối thoại hôm nay nên là: “Tình nguyện là niềm tự hào của thanh niên Việt Nam”.

Tôi nghĩ khi mình tâm huyết với hoạt động tình nguyện thì mình sẽ giành hết sức cho tình nguyện.

Chương trình đối thoại là hoạt động thường niên để thanh niên và nhân dân trong cả nước có cơ hội được lắng nghe, trao đổi cùng với những người thủ lĩnh Đoàn…

Đây là dịp tiếp thêm ngọn lửa nhiệt huyết, dòng máu nóng, để các bạn trẻ cùng nhau chung tay góp sức phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước ngày một cường thịnh và nhân ái.

Trong năm thanh niên tình nguyện 2014, thay mặt những người làm chương tình xin gửi tới Ban Bí thư TƯ Đoàn nói riêng và thanh niên cả nước nói chung sẽ hoàn thành xuất sắc những nhiệm của mình, xứng đáng với lòng tin yêu của nhân dân cả nước.

Theo Cổng thông tin điện tử Trung ương Đoàn
MỚI - NÓNG
Thúy Diễm lo ngại về Hồng Diễm
Thúy Diễm lo ngại về Hồng Diễm
TPO - Khác với nhiều phân cảnh căng thẳng, đấu đá trên phim "Trạm cứu hộ trái tim", diễn viên Thúy Diễm (vai Mỹ Đình) cho biết hậu trường quay phim luôn tràn ngập tiếng cười. Nữ diễn viên cũng tiết lộ người người hay bày trò nhất lại là người có vai diễn trầm nhất.