Tiếng lóng của tuổi mới lớn

Minh họa: DAD
Minh họa: DAD
Tò mò, phê phán hoặc cười trừ, rồi... kệ. Đó là cách mà nhiều người ứng xử với tiếng lóng, vốn đang là “trào lưu” của không ít bạn trẻ hiện nay.
Minh họa: DAD
Minh họa: DAD.(Thanh Niên).

Tuy nhiên với những người thực sự quan tâm tới ngôn ngữ mẹ đẻ và sự phát triển của nó thì cho rằng, nếu vẫn "kệ", bỏ qua hiện tượng này thì sẽ dẫn đến những hệ quả xấu.

Giải mã

Tiếng lóng xuất phát từ nhu cầu muốn khẳng định cái tôi đặc trưng, vị thế của mình trong xã hội của cộng đồng những người trẻ. Ngôn ngữ lóng thường được sử dụng trong blog, chat, nhắn tin qua điện thoại di động...

Tiếng lóng của tuổi mới lớn không theo bất kỳ quy luật nào. Có thể bắt gặp những câu từ kết hợp lộn xộn giữa biểu tượng, viết tắt, các con số, dấu câu, tiếng Anh, Pháp, Việt… Viết tắt là cách sử dụng phổ biến nhất trong tiếng lóng. Tuổi mới lớn hay ghép các chữ cái đầu của các từ trong một câu để làm thông điệp cho nhau, thông thường là những câu tiếng Anh. Ngoài ra, việc dùng các từ như: "thía" thay cho "thế", "hok" thay cho "không" là cách nói chệch đi để nghe… teen hơn.

Ví dụ: ILU = I Love U, SUL = see you later, G9 = good night, hum ni = hôm nay, hok bit gì mờ bì đek = không biết gì mà bày đặt..., ngồi pùn hem bik lèm j = ngồi buồn không biết làm gì, bik oj, mì đến đéy rùi đợi tau! = biết rồi, mày đến đó rồi rồi đợi tao, pls = làm ơn!...

Ngoài viết tắt, các biểu tượng hoặc ký tự, dấu câu và con số cũng được dùng để làm thông điệp. Những dấu như @, $, /, * thường được dùng khi muốn biểu lộ cảm xúc vui, buồn nào đó. Ví dụ: $_$ (vui như được tiền), 8_0 (bị sốc), # # # (thăng rồi), $% (thật 100%)...

Các nguyên âm trong từ ngữ cũng thường bị bỏ đi và thay vào đó những ký tự đồng âm với từ cần dùng. Chẳng hạn, what's up = wozup (chuyện gì xảy ra vậy?), b4 = before, sk8board = skate board (ván trượt), en = ăn, thik= thích...

Không chỉ để giải trí

Cô giáo Nguyễn Thị Như Hương - giáo viên dạy Văn trường THPT Phạm Hồng Thái (Q.Ba Đình) tỏ ra rất lo ngại khi cho rằng: vì quá lạm dụng ngôn ngữ chat mà các học sinh mang theo chúng vào bài làm văn khiến giáo viên đôi khi đọc không hiểu gì cả. Không chỉ trong những bài kiểm tra thông thường, ngay cả trong kỳ thi quan trọng như tốt nghiệp THPT vẫn có những học sinh sử dụng tiếng lóng trong bài thi của mình. Những từ lóng xuất hiện rất nhiều như "ah" (à), ko (không), of (của), at (với), bít (biết), thik (thích), bih (bây giờ), wa (quá), j (gì), thía (thế)…

Một chuyên gia ngôn ngữ học là tiến sĩ Hoàng Anh - Học viện Báo chí Tuyên truyền - nhận định: việc lạm dụng ngôn ngữ tiếng lóng này quả là một điều nguy hiểm một khi thứ tiếng "lai căng" này được đưa vào các ngôn ngữ chính thức như một thói quen vô thức của các bạn trẻ. Nhiều giáo viên và phụ huynh cũng đã lên tiếng cảnh báo: một số tờ báo, bộ phim dành cho tuổi mới lớn phát trên truyền hình hiện nay để thu hút sự chú ý của giới trẻ cũng đã sử dụng toàn tiếng lóng. Thế nên, các em càng được "cổ súy" cho trào lưu này.

Điều đáng nói là thứ ngôn ngữ này đang trở thành trào lưu mạnh mẽ đến nỗi nếu học sinh nào không sử dụng nó thì lập tức bị coi là lỗi thời, không sành điệu.

Cần đề cao trách nhiệm của giới nghiên cứu ngôn ngữ, giới truyền thông, hệ thống giáo dục, các tổ chức xã hội… đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Cần có những sự khảo sát, thống kê, tiến hành những nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về thực tiễn đời sống ngôn ngữ, kịp thời có những phản biện nhằm chấn chỉnh những biểu hiện lệch lạc trong đời sống ngôn ngữ.

Trần Quang Đại
Giáo viên trường THPT Trần Phú, Đức Thọ, Hà Tĩnh.

Theo Tuệ Nguyễn
Thanh Niên

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.