Cháu đỡ đầu gia đình 'hoàn cảnh đặc biệt' được vào thằng lớp 10

Cháu đỡ đầu gia đình 'hoàn cảnh đặc biệt' được vào thằng lớp 10
TP - Không chỉ con cái mà cháu ruột, cháu đỡ đầu của gia đình có “hoàn cảnh đặc biệt” cũng được Sở GD&ĐT Hải Phòng xem xét đặc cách trúng tuyển lớp 10 công lập dù không đủ điểm chuẩn. Có hơn 250 trường hợp trúng tuyển nhờ chỉ đạo trái luật này.
 Văn bản đề nghị đặc cách trúng tuyển trái luật của Sở GD&ĐT gửi UBND TP Hải Phòng, trong đó nêu cả trường hợp “cháu ruột, cháu đỡ đầu”
Văn bản đề nghị đặc cách trúng tuyển trái luật của Sở GD&ĐT gửi UBND TP Hải Phòng, trong đó nêu cả trường hợp “cháu ruột, cháu đỡ đầu” .

Xét tuyển kỳ lạ

Sau khi kỳ thi tuyển sinh THPT công lập năm học 2010-2011 vừa công bố điểm chuẩn, ngày 14-7, ông Đỗ Thế Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng ký công văn gửi UBND TP Hải Phòng, đề nghị xét trúng tuyển bổ sung cho một số trường hợp gia đình chính sách, có công với thành phố... Nhưng không chỉ con cái mà cháu ruột, cháu đỡ đầu của các gia đình này cũng được Sở GD& ĐT đưa vào công văn xem xét duyệt trúng tuyển.

Qua công tác tiếp dân, Sở GD- ĐT nhận được một số đơn của gia đình chính sách, gia đình có công với sự nghiệp giáo dục và thành phố, các cháu mồ côi, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn… chưa đủ điểm chuẩn vào học.

Mỗi gia đình một hoàn cảnh, song đều có chung một nguyện vọng thiết tha xin cho con, em, cháu ruột hoặc cháu đỡ đầu… được vào học lớp 10 tại các trường công lập. Các đơn thư này đều có xác nhận và đề nghị của các cơ quan có thẩm quyền ở cơ sở hoặc thành phố”, Sở GD- ĐT diễn giải trong công văn gửi UBND TP Hải Phòng. Đề nghị trái luật này được UBND TP Hải Phòng thông qua về mặt chủ trương chỉ năm ngày sau đó.

Theo số liệu mà PV Tiền Phong thu thập ở hơn 25/36 trường THPT công lập ở Hải Phòng năm học 2010 - 2011, hơn 250 học sinh thi trượt đã được “đặc cách”. Một số hiệu trưởng phản ánh, chỉ lãnh đạo Sở GD- ĐT mới có quyền xét và gửi danh sách đặc cách xuống trường. Sự đặc cách này đồng nghĩa với việc loại cơ hội trúng tuyển của 200 học sinh khác.

Văn bản của UBND TP Hải Phòng đồng ý chủ trương đặc cách trúng tuyển trái luật của sở GD&ĐT
Văn bản của UBND TP Hải Phòng đồng ý chủ trương đặc cách trúng tuyển trái luật của sở GD&ĐT . Ảnh: Lam Khê

Những học sinh được xét trúng tuyển đều thiếu từ 0,5 đến 1 điểm, có học sinh thiếu đến 2,5 điểm. Học sinh PT chỉ đạt 29,5 điểm vẫn đỗ vào trường THPT Lê Chân (điểm chuẩn là 32). Học sinh AT thiếu 2 điểm vẫn đỗ trường THPT Lê Chân…

“Khó thay đổi lắm”

Về hình thức, các gia đình có con thi trượt thuộc diện trên chỉ cần có đơn xin xét trúng tuyển gửi Sở GD- ĐT. Có đơn bịa ra “hoàn cảnh” học sinh có bố là bộ đội hải quân ở Trường Sa, mẹ là y tá và được chủ tịch phường nơi cư trú xác nhận.

Việc đặc cách trúng tuyển này ở Hải Phòng đã diễn ra nhiều năm nay, cá nhân tôi khó thay đổi lắm. Mọi việc đều xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo thành phố cả - Ông Đỗ Thế Hùng, Giám đốc Sở GD- ĐT Hải Phòng 

Qua xác minh của PV Tiền Phong, học sinh này có bố làm ở cảng Hải Phòng, mẹ là kế toán của một bệnh viện, song vẫn trúng tuyển. Thậm chí, nhiều học sinh có cha mẹ ở nước ngoài, buôn bán... vẫn được xét trúng tuyển vì “gia đình có công với thành phố”.

Đáng chú ý hơn nữa: Tại nhiều đơn xin xét tuyển trái luật này có bút phê của một số vị lãnh đạo sở ngành TP Hải Phòng. Chiều 2-11, trao đổi với PV Tiền Phong về sự việc trên, ông Đỗ Thế Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng thừa nhận, đây là việc làm trái quy chế tuyển sinh của Bộ GD - ĐT.

“Tuy nhiên, việc đặc cách trúng tuyển này ở Hải Phòng đã diễn ra nhiều năm nay, cá nhân tôi khó thay đổi lắm. Mọi việc đều xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo thành phố cả”, ông Hùng nói.

Ông Giám đốc Sở cũng khẳng định “sẽ quyết tâm đề nghị lãnh đạo thành phố bỏ hẳn việc làm đặc cách trúng tuyển sai trái này”. Song khi chúng tôi hỏi về số lượng học sinh thi trượt THPT công lập năm học 2010-2011 được đặc cách trái luật để trúng tuyển, ông Hùng từ chối cung cấp thông tin.

Tiền Phong tiếp tục phản ánh sự việc này trên các số báo sau.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.