Ngành nào, trường nào?

Sinh viên ĐH Hùng Vương TPHCM trong một giờ thực hành tin học
Sinh viên ĐH Hùng Vương TPHCM trong một giờ thực hành tin học
TP - Nhằm giúp học sinh, phụ huynh có thông tin về ngành nghề, điểm chuẩn trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 cùng cơ hội việc làm, từ số báo này, Tiền Phong mở chuyên mục Ngành nào, trường nào?
Sinh viên ĐH Hùng Vương TPHCM trong một giờ thực hành tin học
Sinh viên ĐH Hùng Vương TPHCM trong một giờ thực hành tin học.

CNTT - tiên phong của thời đại số

Công nghệ thông tin (CNTT) gắn liền với sự phát triển của xã hội nên ngành nghề này đang có mặt ở nhiều cơ quan, đơn vị. Theo TS. Nguyễn Kim Quang, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH KHTN thuộc ĐH Quốc gia TPHCM, cử nhân CNTT có khả năng tổ chức khai thác hiệu quả phần mềm ứng dụng trong công nghệ điều khiển, xử lý thông tin, nhận dạng, các hệ thống kỹ thuật, mạng máy tính, viễn thông, có khả năng thiết kế phần mềm phục vụ công tác quản lý, khai thác dữ liệu khoa học, giáo dục, xã hội và kinh tế.

Theo TS. Quang, hiện nay có rất nhiều trường đào tạo ngành CNTT vì nhu cầu nhân lực của ngành này rất lớn. Do đó, cơ hội việc làm của SV ngành này cũng rất lớn nhưng vai trò công việc và chính sách đãi ngộ phụ thuộc phần lớn vào năng lực thực chất của mỗi người. Hiện có rất nhiều sinh viên ĐH KHTN ra trường làm trong lĩnh vực CNTT với mức thu nhập cao, không ít người có mức lương vài chục triệu đồng/tháng.

Ngành CNTT ở các trường ĐH, CĐ gồm nhiều chuyên ngành khác nhau như: hệ thống thông tin, kỹ thuật phần mềm, khoa học máy tính, mạng máy tính và viễn thông, mạng máy tính và truyền thống, quản trị hệ thống và an ninh mạng…

Môi trường làm việc của ngành CNTT rất đa dạng: ngoài công ty tin học, hầu như mọi tổ chức, cơ quan đều sử dụng hệ thống máy vi tính và cần người có chuyên môn CNTT. Ra trường nếu có điều kiện về tài chính, cử nhân CNTT cũng có thể cùng với một số đồng nghiệp khác lập ra một nhóm hay công ty của riêng mình.

Để có thể theo học được và thành công ở lĩnh vực CNTT, TS. Quang cho biết, người học ngoài sự đam mê CNTT cần có một số phẩm chất và kỹ năng như: thông minh và có óc sáng tạo, có khả năng làm việc dưới áp lực lớn, phải kiên trì, nhẫn nại, có khả năng làm việc nhóm và không thể thiếu đó là phải giỏi ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh).

Nhu cầu nhân lực ngành CNTT rất cao nên ngành này được đào tạo ở hầu hết các trường ĐH, CĐ. Hằng năm, lượng thí sinh đăng ký vào ngành cũng rất đông (đa số là học sinh khá, giỏi), do đó tỷ lệ chọi thường cao, điểm chuẩn đầu vào cao.

Năm 2010, điểm chuẩn ngành CNTT ở các trường ĐH khá cao: ĐH Bách khoa TPHCM 19 điểm, ĐH KHTN TPHCM 18 điểm; ĐH CNTT (ĐHQG TPHCM) có điểm các chuyên ngành từ 16 đến 18,5 điểm, ĐH Sư phạm kỹ thuật: 15 điểm, ĐH Bách khoa Đà Nẵng: 17,5 điểm… Tuy nhiên, một số trường có điểm chuẩn ngành này khá thấp như: ĐH Tôn Đức Thắng (14 điểm), ĐH GTVT TPHCM (13,5 điểm), ĐH Nông lâm TPHCM, ĐH Hoa Sen (13 điểm)…

Tại phía bắc, điểm chuẩn vào ngành CNTT cũng khá cao: ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội): 21,5 điểm; Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía bắc) 23 điểm (phía nam): 17 điểm. Ở các trường ĐH vùng, ĐH địa phương và các trường ĐH không tổ chức thi, điểm chuẩn ngành CNTT thường không cao, thậm chí chỉ bằng điểm sàn khối A (13 điểm) như: ĐH Quy Nhơn, ĐH Khoa học Huế: (13 điểm), ĐH Cần Thơ (14 điểm). Các trường khác như ĐH Văn Hiến, Công nghệ Sài Gòn, ĐH Văn Lang có điểm chuẩn ngành này chỉ bằng điểm sàn.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
3 người tử vong trên sông Pô Kô, có 2 cán bộ huyện
3 người tử vong trên sông Pô Kô, có 2 cán bộ huyện
TPO - Thấy chị T (công chức Phòng TN&MT huyện Đức Cơ) trượt chân rơi xuống sông Pô Cô, trung tá N.V.V (Đội trưởng Đội CSGT Công an huyện Đức Cơ) và anh L.K.L (trú tại TP.Pleiku, Gia Lai) lao xuống cứu nhưng không được, cả ba người bị dòng nước chảy xiết cuốn tử vong.