Thưởng tết của giáo viên

Tại nhiều địa phương vùng cao, giáo viên rất khó khăn khi tết đến. Ảnh: Nguyễn Phúc (Thanh Niên)
Tại nhiều địa phương vùng cao, giáo viên rất khó khăn khi tết đến. Ảnh: Nguyễn Phúc (Thanh Niên)
Hà Nội không quy định mức thưởng tết cho giáo viên (GV), mà tùy thuộc vào từng trường, do vậy mỗi trường có mức thưởng khác nhau.

Thưởng tết của giáo viên

> Thưởng Tết cao nhất hơn nửa tỷ đồng

Tại nhiều địa phương vùng cao, giáo viên rất khó khăn khi tết đến. Ảnh: Nguyễn Phúc (Thanh Niên)
Tại nhiều địa phương vùng cao, giáo viên rất khó khăn khi tết đến. Ảnh: Nguyễn Phúc (Thanh Niên).

Theo ghi nhận của PV, các trường đều cố gắng để có một chút tiền thưởng tết cho GV, dù số tiền đó rất nhỏ, khoảng 500.000 đồng. Cá biệt, một số trường có mức thưởng vài triệu đồng. Đó là tiền kết dư rơi vào cuối năm, trích từ các khoản quỹ tự có của trường như: tiền thu căn-tin, giữ xe, cho thuê địa điểm dạy ngoại ngữ, tin học…

"Nếu có được đề nghị, tôi chỉ xin nhà nước trích ngân sách thưởng cho mỗi giáo viên 500.000 đồng để về quê ăn tết" - Ông Hoàng Văn Đồng - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Mù Cang Chải, Yên Bái

Còn trường Tiểu học Cát Linh (quận Đống Đa, Hà Nội) đã có kế hoạch thưởng Tết cho GV từ đầu năm. Ông Đỗ Văn Hợp, Hiệu trưởng, cho biết: “Tại cuộc họp công nhân viên chức đầu năm, chúng tôi đã quán triệt phải tiết kiệm chi tiêu ngân sách, đặc biệt là trong những khoản điện, nước để cuối năm mỗi cán bộ, GV có thể nhận được tháng lương thứ 13. Do vậy, tùy từng mức lương cơ bản theo thâm niên công tác, mỗi GV cũng được vài triệu đồng. Người nào có số năm công tác lâu năm được 3-4 triệu đồng”.

Tại TP.HCM, ở bậc THPT, ngoài tiền thưởng tết không nhiều, GV còn có thêm một khoản tiền. Tại trường THPT Phú Nhuận, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, GV mới ra trường nhận được ít nhất 3 triệu đồng. Những GV còn lại, tùy vào thâm niên công tác, mỗi người nhận tròm trèm 10 triệu đồng.

Ông Nguyễn Hoàng Việt - Hiệu trưởng nhà trường giải thích về khoản tiền này: “Đầu năm trường nhận ngân sách để chi trả lương cho GV và các khoản chi thường xuyên trong năm học. Nếu trường nào có kế hoạch chi tiêu tiết kiệm thì sẽ còn kết dư để động viên anh chị em”.

Cũng như THPT Phú Nhuận, ở trường THPT Nguyễn Huệ (Q.9), tùy theo thâm niên, trung bình mỗi GV nhận được khoảng 18 triệu đồng. Ở trường THPT Bình Chánh, thì ngoài tiền thưởng Tết 500 ngàn đồng/người và 1 phần quà thì mỗi GV cũng nhận được khoản tiền thu nhập tăng thêm từ 5- 10 triệu đồng.

Tính toán căn cơ

Bà Nguyễn Thị Thoa, Hiệu trưởng trường Mầm non Hồng Kỳ (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cười buồn, nói: “Người dân ở đây chủ yếu làm nông nghiệp và sống nhờ vào bãi rác Nam Sơn nên không có tiền để đóng góp vào quỹ phụ huynh. Cố gắng chắt bóp các khoản để thưởng Tết cho GV cũng chỉ được vài trăm nghìn đồng.

Bà Thoa tâm tư: “Gần 90% GV của trường vẫn trong diện hợp đồng nên thu nhập hằng tháng vốn rất ít ỏi, chỉ được khoảng 1,8 triệu đồng/người. tết đến, ai cũng lo vì giá cả leo thang trong khi tiền thì không có”.

Ông Nguyễn Văn Thình - Hiệu trưởng trường Tiểu học Phan Văn Trị (quận 1, TP.HCM) cho biết: “Nhà trường trích quỹ phúc lợi có nguồn thu từ căn-tin, lớp ngoài giờ để chi thưởng tết cho GV, công nhân viên 500 ngàn đồng/người.

Bên cạnh đó, mỗi GV được hưởng tiền thu nhập tăng thêm khoảng 1,5 triệu đồng. Năm nay, nhà trường cố gắng chi tiêu dè sẻn nên kết dư mới được khoản tiền để chia vào dịp cuối năm cho anh chị em. Chứ năm ngoái, mỗi người chỉ nhận được 150 ngàn đồng. Nếu UBND TP và quận không hỗ trợ thì coi như GV chẳng có tiền để sắm tết”.

Một hiệu trưởng trường tiểu học thông tin: “Các trường THPT nhận ngân sách trực tiếp từ Sở GD-ĐT nên cũng thoải mái trong chi tiêu hơn. Còn các trường tiểu học và THCS phải nhận ngân sách qua các phòng GD quận, huyện nên phải tính toán rất căn cơ và không phải trường nào cũng có kết dư”. Vì vậy tại trường Tiểu học Thới Thạnh (huyện Hóc Môn, TP.HCM) cuối năm GV chỉ có một phần quà trị giá 100 ngàn đồng.

Bà Nguyễn Thị Bích Hà - Hiệu trưởng nhà trường tâm tư: “Tết đến, nhà trường không có khoản thu nhập tăng thêm nên chỉ biết trông chờ vào sự hỗ trợ từ UBND TP và huyện mà thôi. Cuối năm thấy khắp nơi xôn xao về tiền thưởng, giáo viên chúng tôi không khỏi chạnh lòng”.

Không biết thưởng tết là gì

Bà Nông Thị Giáp, Phó trưởng phòng GD-ĐT huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn cho biết, hơn 20 năm làm GV và cán bộ quản lý nhưng chưa bao giờ biết đến thưởng tết là gì. Mỗi dịp tết đến, niềm an ủi của các GV vùng cao là được phát liền 2 tháng lương để chi tiêu. Ngoài ra, một số GV có hoàn cảnh gia đình khó khăn cũng được hỗ trợ nhưng chỉ 200-300 nghìn đồng.

Cùng chung cảnh ngộ trên, ông Hoàng Văn Đồng, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) nói, là huyện vùng cao, dân số sống rải rác và thưa thớt nên sĩ số học sinh rất ít, thậm chí có trường tiểu học có 6-7 điểm lẻ, mỗi điểm vài HS cũng vẫn phải có GV. Do đó, ngân sách chi cho giáo dục, ngoài việc đầu tư vào cơ sở vật chất, thì lo trả lương cho GV đã "ngốn" hết chi phí được cấp. Việc dành quỹ thưởng cuối năm cho GV là điều hết sức khó khăn. Vì vậy, từ nhiều năm nay GV không biết đến thưởng tết là gì. "Nếu có được đề nghị, tôi chỉ xin nhà nước trích ngân sách thưởng cho mỗi giáo viên 500.000 đồng để về quê ăn tết là thấy ấm lòng lắm rồi", ông Đồng nói.

Theo T.Nguyễn - B.Thanh - T.Thủy
Thanh Niên

Chỉ mong bằng số lẻ

Những trường mầm non không “chuẩn” không háo hức chờ đón một năm mới đầy vui tươi và ý nghĩa mà thay vào đó là sự lo toan, gắng gồng mình vượt qua cơn bão giá của những ngày cuối năm.

Có ai một lần chứng kiến một ngày làm việc của chúng tôi, thì ắt hẳn sẽ không thể không cảm thấy được nỗi khổ cực của “2 người mẹ với 40 đứa con”, mỗi “đứa con” là một tính cách, một kiểu nghịch ngợm khác nhau.

Trên báo đài thường chỉ nói đến nỗi khổ của công nhân và sự quan tâm chăm lo của các cấp lãnh đạo, còn những GV mầm non như chúng tôi mà nghe công bố tiền thưởng tết của các ngành, các đơn vị thì không khỏi cảm thấy tủi thân. Chỉ mong sao số tiền mình lãnh thưởng được bằng con số lẻ của họ vì chúng tôi nào có lương tháng 13.

Thanh Quỳnh (GV mầm non)

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG