Bạn muốn thi ngành Tiếng Anh thương mại, hãy chú ý!

Bạn muốn thi ngành Tiếng Anh thương mại, hãy chú ý!
TPO - Một số trường đào tạo Tiếng Anh Thương mại gồm Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Tài chính Marketing TPHCM, Đại học Ngân hàng TPHCM... Năm 2010, điểm trúng tuyển ngành học này dao động từ 17 - 29 điểm.

Một số trường đào tạo chuyên ngành này gồm: Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Tài chính Marketing TPHCM, Đại học Ngân hàng TPHCM...

Sinh viên học Tiếng Anh Thương mại được cung cấp kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hoá, kiến thức chuyên sâu về ngoại ngữ Tiếng Anh, có năng lực sử dụng ngôn ngữ (Tiếng Việt, Tiếng Anh) ở trình độ cao, có kiến thức về thương mại, kinh doanh, quản trị, tài chính và kinh tế xã hội và có các kỹ năng cần thiết để làm việc và phát triển trong môi trường hiện đại, hội nhập.

Với những kiến thức về kinh tế xã hội và quản trị kinh doanh kết hợp với khả năng ngoại ngữ chuyên sâu và các kỹ năng làm việc hiện đại, cử nhân Tiếng Anh sẽ đóng góp tốt nhất cho các tổ chức hay doanh nghiệp trong quá trình hội nhập và phát triển.

Thái độ, hành vi: Đào tạo sinh viên có phẩm chất đạo đức, hiểu biết, sống và làm việc theo pháp luật, có trách nhiệm công dân; có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật; có ý thức cộng đồng và cầu tiến.

Điểm chuẩn năm 2010 của ĐH Kinh tế Quốc dân ngành Tiếng Anh thương mại: 28 điểm

ĐH Ngoại thương là 29 điểm

ĐH Thương Mại: 25,5 điểm

ĐH Ngân hàng TPHCM: 18 điểm

ĐH Tài chính Marketing TPHCM: 17,5 điểm

Kĩ năng: Lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills), giải quyết vấn đề và ra quyết định (Problem solving & decision making skills); nghiên cứu độc lập và tự cập nhật thông tin cần thiết cho việc phát triển kiến thức cá nhân; Tham gia các hoạt động tập thể, các hoạt động phong trào cũng như các hoạt động xã hội, thích nghi với môi trường làm việc theo nhóm

Có năng lực và đủ tự tin để giao tiếp, sử dụng ngoại ngữ thứ hai. Người học có năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh ở trình độ cao: kết thúc chương trình, người học có khả năng sử dụng thành thạo các kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) tương đương với trình độ 4 CAE của ĐH Cambridge (Anh) hoặc 550 điểm TOEFL của ETS (Mỹ).

Kiến thức đại cương về tin học và kỹ năng đánh giá máy tính; kỹ năng sử dụng các phần mềm văn phòng và các dịch vụ chính của Interrnet hỗ trợ cho việc giải quyết các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ.

Kiến thức chuyên ngành: Kiến thức cơ bản trên các bình diện ngôn ngữ của Tiếng Anh, so sánh ngôn ngữ Anh-Việt và văn hoá Việt với văn hoá Anh-Mỹ. Ngoài ra, ngoại ngữ thứ hai (Tiếng Pháp, Trung) sẽ mở rộng thêm khối kiến thức ngôn ngữ chung và khả năng so sánh đối chiếu ngôn ngữ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng trong thực tế.

Vị trí làm việc: Biên - phiên dịch viên Tiếng Anh chuyên ngành (Thương mại, Kinh tế, Quản trị, Tài chính, Ngân hàng...) tại các công ty truyền thông, viện nghiên cứu (ngôn ngữ, kinh tế, quản lý...); Nhân viên các bộ phận chức năng như kinh doanh, truyền thông, dịch vụ, dự án, marketing... thuộc các doanh nghiệp và tổ chức có sử dụng Tiếng Anh;

Giáo viên Tiếng Anh chuyên ngành tại các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học thuộc khối kinh tế; Nghiệp vụ bán hàng, xúc tiến thương mại quốc tế; đầu tư quốc tế; phát triển thị trường và chăm sóc khách hàng; phát triển hệ thống phân phối; marketing, PR.

Đáp ứng những yêu cầu nghề nghiệp với lợi thế sử dụng tiếng Anh trong các lĩnh vực và các loại hình doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh hoặc các cơ quan hành chính trong và ngoài nước có sử dụng tiếng Anh....

Tin, bài liên quan:

> Điểm chuẩn ngành Luật kinh doanh khá cao
> Ngành Kinh tế chính trị học, làm gì?
> Ngành Kế toán học, làm gì?
> Điểm chuẩn ngành kinh tế phát triển khá cao
> Ngành Tài chính- ngân hàng: Đầu vào ngất ngưởng
> Học ngành kế toán, ra trường làm gì?
> Học quản trị kinh doanh, ra trường làm CEO
> Ngành kinh tế đối ngoại học, làm gì?

Theo Viết
MỚI - NÓNG