Di dời đại học, cao đẳng ra ngoại thành: Ra đi dứt khoát

Các trường ĐH, CĐ di dời ra ngoại thành sẽ có cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm hiện đại hơn nội đô Ảnh: Hồng Vĩnh
Các trường ĐH, CĐ di dời ra ngoại thành sẽ có cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm hiện đại hơn nội đô Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Tiêu chí phân loại các trường đại học, cao đẳng phải di dời ra ngoại thành được xác định rõ, theo đó các trường thuộc diện di dời phải ra đi “dứt khoát”, không được tăng quy mô đào tạo trong nội đô.

> Di dời các trường ra ngoại thành: Đi cũng dở, ở không xong

Các trường ĐH, CĐ di dời ra ngoại thành sẽ có cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm hiện đại hơn nội đô Ảnh: Hồng Vĩnh
Các trường ĐH, CĐ di dời ra ngoại thành sẽ có cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm hiện đại hơn nội đô. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Cuộc họp về di dời các trường ĐH, CĐ và quy hoạch các trường do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì với sự tham dự của đại diện Bộ GD&ĐT, Xây dựng, Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, ĐH Hà Nội và TPHCM.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết: việc quy hoạch và di dời các trường ĐH, CĐ sẽ được công bố công khai để các trường góp ý kiến và sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

“Khi đã di dời, các trường không được tăng quy mô, không được thuê mướn cơ sở vật chất (CSVC) để đào tạo trong nội đô mà phải “ra đi” dứt khoát; các trường ở lại cũng không được tăng quy mô, cơ sở còn lại sẽ được UBND các thành phố xử lý”, ông Ga lưu ý.

Phiên bản dự thảo lần 2 Quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2011-2020 dự kiến 2 tiêu chí (TC) chính để di dời dựa trên diện tích đất/ SV quy đổi: 45-65 m2/SV quy đổi (1SV chính quy = 4 SV hệ không chính quy); đất học tập 20-30m2; đất KTX: 10-15 m2/SV…(TC 1).

TC 2 được xác định trên diện tích xây dựng/ 1 SV quy đổi: 9- 11m2/SV quy đổi, có giảng đường phòng thí nghiệm và cơ sở nghiên cứu, thư viện … Từ đó, Bộ GD&ĐT dự kiến xếp các trường ĐH, CĐ vào các diện như sau:

Diện không di dời là trường đào tạo các ngành công nghệ, kỹ thuật công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, đạt 90% của tiêu chí 1; các trường tại Hà Nội thành lập từ năm 1975 trở về trước (tại TPHCM, thành lập từ 1980 trở về trước);

Trường đào tạo các ngành Khoa học Tự nhiên (KHTN), Khoa học xã hội- Nhân văn (KHXH- NV), kinh tế, giáo dục âm nhạc, luật, mỹ thuật, sân khấu, mỹ thuật, điện ảnh, trường đào tạo năng khiếu đặc thù và trường y cam kết giữ vững quy mô đào tạo đáp ứng 50% trở lên của TC1 và 100% TC2.

Diện di dời một phần là các trường (thời gian thành lập như trên) đào tạo các ngành công nghệ, kỹ thuật công nghiệp, xây dựng, GTVT đạt từ 50 đến 90% TC1 và không đạt TC 2; các trường đào tạo các ngành KHTN, KHXH- NV, luật, mỹ thuật… đạt 50 % TC1 trở xuống và không đạt TC2.

Cũng theo đó, toàn bộ trường mới thành lập không đạt TC1 và TC2, các trường có kế hoạch tăng mạnh quy mô trong tương lai và cơ sở vật chất hiện tại không đáp ứng được sẽ phải di dời toàn bộ ra các vùng đại học mới.

Bộ đã dự kiến Hà Nội có 19 trường phải di dời toàn bộ, 16 trường phải di dời một phần; tổng số SV phải di dời là 283.000, Hà Nội cần bố trí 1.700 ha diện tích ra ngoại thành. TP HCM có 17 trường phải di dời toàn bộ, 30 trường di dời 1 phần, số SV phải di dời là 170.000, và TPHCM phải bố trí 1.020 ha đất mới cho di dời.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo, các trường sẽ đăng ký và tự đánh giá mình thuộc diện nào để di dời. Các bộ, ngành, địa phương có liên quan đều phải vào cuộc và hỗ trợ các trường.

Theo ông, trước mắt, các trường tình nguyện di dời thí điểm sẽ được hưởng ưu đãi và hỗ trợ để làm động lực thúc đẩy các trường khác. Bộ GD&ĐT sớm có tiêu chí di dời để từ 15-4 đến cuối tháng 5 tới, các trường tự đăng ký và xếp hạng; Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ dự kiến quy hoạch vào 15- 4.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG