Bước ngoặt tìm sự sống ngoài trái đất

Hình ảnh Kepler-22b theo mô tả của nhóm nghiên cứu (Nguồn: NASA)
Hình ảnh Kepler-22b theo mô tả của nhóm nghiên cứu (Nguồn: NASA)
TP - Tối qua, giờ Việt Nam, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) tổ chức họp báo qua mạng internet toàn cầu, khẳng định việc phát hiện một hành tinh gần giống Trái Đất đầu tháng 12-2011 là một bước ngoặt của sự nghiệp truy tìm sự sống trong vũ trụ bao la.

Hành tinh mang tên Kepler-22b này nằm ở “vùng có thể có sự sống” trong một hệ hành tinh, nơi có thể có nước lỏng tồn tại trên bề mặt của một hành tinh đang quay quanh quỹ đạo của một ngôi sao gần giống Mặt Trời của chúng ta.

Kepler-22b thuộc dạng nhỏ nhất trong hệ hành tinh được nghiên cứu nhưng kích thước của nó vẫn gấp đôi kích thước Trái Đất. Nó cũng nằm ở giữa hệ hành tinh, gần giống như vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Thực ra, trước đó cũng từng có những phát hiện về các hành tinh giống Trái Đất, tức là có thể có nước lỏng, một trong những điều kiện tiên quyết để sự sống có thể hình thành và phát triển.

Tuy nhiên, tại cuộc họp báo hôm qua trên trang chủ http://www.nasa.gov/newsaudio, các nhà khoa học cho hay, đây là lần đầu tiên một hàn tinh xa lạ gần với sự sống được khẳng định với nhiều bằng chứng thuyết phục nhất từ trước đến nay.

Trong chòm sao Cygnus and Lyra với 150.000 ngôi sao, mỗi ngôi sao là một mặt trời với kích thước có thể còn lớn hơn nhiều lần Mặt Trời của chúng ta, kính thiên văn vũ trụ Kepler của NASA phát hiện tổng cộng 2.326 hành tinh gần giống Trái Đất.

Các nhà khoa học lọc ra được 29 hành tinh vào bán kết. Và Kepler-22b, hành tinh tí hon nhất trong số các hành tinh được nhắm đến, chính là hành tinh cuối cùng lọt qua được các sàng lọc ngặt nghèo của dự án truy tìm sự sống trong vũ trụ.

Nếu như ở Trái Đất đang diễn ra hiện tượng ấm nóng toàn cầu khiến nhân loại lo lắng thì các nhà khoa học lại vui mừng nhận thấy trên Kepler-22b có vẻ cũng có dấu hiệu ấm nóng do khí nhà kính gây ra. Và nếu hành tinh không đến mức quá gồ ghề, dự kiến nhiệt độ ở đó cỡ khoảng 220 C, đủ để có thể nghĩ đến tồn tại sự sống, William Borucki, trưởng nhóm nghiên cứu dự án Kepler của NASA, nói tại cuộc họp báo.

Kepler-22b to gấp 2,4 lần Trái Đất, và quay quanh một ngôi sao giống Mặt Trời một chu kỳ khoảng 289,9 ngày. Các nhà khoa học cho biết còn nhiều việc nữa phải làm để có thể khẳng định Kepler-22b có bề mặt đá gồ ghề như Trái Đất hay chỉ toàn khí như sao Hải Vương trong hệ Mặt Trời, hay có thể là cả 2 trạng thái đó.

Dù thế, phát hiện Kepler-22b vẫn được khẳng định lần nữa là bước ngoặt trên con đường đi tìm các hành tinh giống Trái Đất, Natalie Batalha, nhà khoa học ở Đại học San Jose State, nhận định.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG