Nhiều nơi bát nháo xét tuyển NV2

Quy định cho phép “nộp vào, rút ra” hồ sơ xét tuyển NV2 đang gây khó cho các trường
Quy định cho phép “nộp vào, rút ra” hồ sơ xét tuyển NV2 đang gây khó cho các trường
TP - Kỳ thi tuyển sinh “3 chung” bước sang năm thứ 10. Tuy nhiên, việc xét tuyển NV2 ngày càng bát nháo, mặc cho lãnh đạo Bộ GD& ĐT hết lần này đến lần khác cảnh báo rằng xử lý nghiêm.

> Sáu điểm, thí sinh vẫn nộp xét tuyển NV2

Quy định cho phép “nộp vào, rút ra” hồ sơ xét tuyển NV2 đang gây khó cho các trường
Quy định cho phép “nộp vào, rút ra” hồ sơ xét tuyển NV2 đang gây khó cho các trường.
 

Không khí xét NV2 hiện nay ở các trường đang hừng hực. Mỗi trường tung ra nhiều chiêu thức khác nhau để lôi kéo thí sinh về với mình. Thậm chí nhiều trường còn “xé rào”. Chính sách học bổng là một trong những “chiêu” được khá nhiều trường áp dụng.

Việc cấp phát học bổng cho thí sinh trúng tuyển vào trường đạt điểm cao hay có thành tích học tập xuất sắc thì đó là một điều cả xã hội hoan nghênh. Nhưng trong bối cảnh các trường đang chạy đua để tuyển đủ chỉ tiêu thì chính sách học bổng lại biến thành một “miếng mồi” để “câu” thí sinh. Do đó, thí sinh cần cân nhắc kỹ, đừng vì nhìn thấy những “miếng” học bổng quá béo bở mà vội đăng ký ngay để rồi khi hối hận thì đã muộn.

Học bổng đã đành, nhiều trường còn dùng đến hiện vật rất cụ thể, như quần áo để tặng thí sinh nếu nhập học tại trường. Cách đây vài năm, đậu vào một trường ĐH, CĐ là một sự thành công, sự kiện trọng đại của đời người, là niềm vinh hạnh của cả dòng tộc. Nhưng nay với những chiêu “khuyến mãi” rẻ bèo như thế, cái tầm của việc đậu vào ĐH, CĐ có vẻ trở nên bình thường, ngay đến uy danh ĐH, CĐ cũng “bình thường thôi”.

Trong những ngày gần đây, hàng trăm phụ huynh và thí sinh thi vào ĐH Y Dược TPHCM đã hoang mang vì “ngỡ đậu rồi thành rớt” khi nhà trường công bố lại điểm chuẩn. Nhiều thí sinh có điểm thi khá cao: 24, 25 điểm đang trong sự vui mừng vì nghĩ mình trúng tuyển vào hệ ngoài ngân sách thì nay lại đắng lòng.

Đặc biệt, mới đây trả lời trên một tờ báo, lãnh đạo Bộ GD&ĐT nói rằng: “Năm 2011, Bộ GD&ĐT khẳng định dứt khoát không có hệ đào tạo theo nhu cầu xã hội ở các trường ĐH-CĐ (hệ ngoài ngân sách). Các trường chỉ có một chỉ tiêu tuyển sinh được xác định ngay từ đầu và các trường chỉ thực hiện đúng theo một chỉ tiêu tuyển sinh này”.

Điều này thật quá bất ngờ và hơi vô lý, bởi khi công bố cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH và CĐ năm 2011” - cuốn cẩm nang cho thí sinh và phụ huynh về thông tin tuyển sinh của các trường năm 2011, rõ ràng ở một số trường vẫn còn để “chình ình” chỉ tiêu hệ đào tạo ngoài ngân sách.

Phải chăng khi làm cuốn sách này, Bộ đã “quên” xóa hệ đào tạo đó ở một số trường? Để rồi giờ đây, những thí sinh, gia đình thí sinh ở diện đã tưởng trúng tuyển hệ ngoài ngân sách rơi vào cảnh hụt hẫng, thất vọng.

Một trong những điểm mới trong việc xét tuyển NV2 năm nay là Bộ quy định thí sinh được rút hồ sơ trong thời hạn 15 ngày, các trường phải cập nhật cụ thể thông tin về số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển hằng ngày trên website. Đây được xem là một “ý tưởng tốt” nhằm tạo cơ hội trúng tuyển nhiều hơn cho thí sinh.

Thế nhưng, chính quy định này đang làm rối loạn việc nhận hồ sơ ở các trường. Nhiều trường do lượng thí sinh đến nộp quá đông đã phải tăng gấp đôi nhân sự để nhận và nhập dữ liệu nhưng vẫn làm không xuể. Đó là chưa kể đến việc Bộ quy định phải công khai số lượng hồ sơ ngay trong ngày.

Trưởng phòng đào tạo của một trường ĐH than thở: “Nhân sự có đông mấy cũng vẫn làm không kịp. Và nói thật là không phải nhân viên nào, trường nào cũng nhập và công bố thật lượng hồ sơ nộp vào từng ngành ở trường mình. Đó là chưa kể đến phương pháp quản lý số thí sinh rút hồ sơ hoặc rút ra rồi lại nộp vào. Vậy thì mức độ tin cậy, và độ chính xác của việc công bố trên kia là bao nhiêu?”.

Về phía thí sinh tham gia xét tuyển NV2, có lẽ cũng nhận ra nhiều điểm bất hợp lý bởi quy định “nộp vào rồi lại rút ra”. Việc rút hồ sơ chỉ có thể áp dụng với thí sinh nào ở gần trường ĐH, CĐ, chứ thí sinh cách trường hàng trăm cây số làm sao rút được.

Thí sinh ở các tỉnh xa thành phố lỡ nộp hồ sơ qua đường bưu điện, khi muốn rút chẳng nhẽ phải vượt hàng trăm cây số vào thành phố để rút hồ sơ rồi quay về chờ kết quả?

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.