Bàn về nhân giống Cụ Rùa Hồ Gươm

Bàn về nhân giống Cụ Rùa Hồ Gươm
TP - PGS Hà Đình Đức - Hội Bảo vệ Thiên nhiên Môi trường Việt Nam, có bài viết bàn về nhân giống Cụ Rùa Hồ Gươm. Tiền phong xin được giới thiệu cùng bạn đọc.
Bàn về nhân giống Cụ Rùa Hồ Gươm ảnh 1
Rùa Hồ Gươm

Trên Tiền Phong Chủ Nhật số 101 ngày 11-4-2010 đăng bài Nhân giống được Cụ Rùa Hồ Gươm nội dung trả lời phỏng vấn của chuyên gia rùa Tim McCormack cho rằng: “Ngược với quan điểm trên (Rùa Hoàn Kiếm không phải cùng loài rùa Đồng Mô Rafetus swinhoei, hình thái hoàn toàn khác, nên việc ghép đôi nhân giống giữa hai loài này là không thể - Quan điểm của tôi trên báo Tiền Phong số 89 thứ Ba ngày 30-3-2010), nhiều nhà khoa học cho rằng, ngay khi cả chính xác Rùa Hoàn Kiếm là loài còn lại duy nhất trên thế giới, việc ghép đôi sinh sản với cá thể ở Đồng Mô cũng không có vấn đề gì”.

Về mặt khoa học hai loài khác nhau khi giao phối trứng sẽ không thụ tinh nên nhân giống sẽ không kết quả. Nếu hai loài khác nhau giao phối có thể sinh ra cá thể con F1 nhưng thế hệ này bất thụ (không có khả năng sinh sản). Trên thế giới cũng chưa thấy nghiên cứu nào nhân giống hai loài rùa khác nhau, mà chỉ biết khi lừa đực giao phối với ngựa cái sẽ sinh ra con la; ngựa đực giao phối với lừa cái sinh con Hinny đều bất thụ.

Cũng theo ông Tim McCormack: Cộng đồng các nhà khoa học trên  thế giới vẫn cho rằng 2 cá thể này cùng một loài và các tài liệu của các nhà khoa học Đức hiện ông có trong tay cũng khẳng định. Vậy xin hỏi ông: Tên nhà khoa học Đức đã phân tích AND Rùa Hồ Gươm đã lấy mẫu ở đâu và tiến hành ở phòng thí nghiệm nào?

Theo Tiền Phong Chủ Nhật ngày 30-11-2008, ông Douglas Hendri, Giám đốc Chương trình Bảo tồn rùa châu Á cho hay: “Chúng tôi có đủ cơ sở khoa học để khẳng định cá thể rùa Đồng Mô cùng loài với rùa hồ Hoàn Kiếm”, “Chúng tôi đã làm xét nghiệm AND cho cá thể rùa này tại Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh vật. Kết quả đây chính là Rafetus swinhoei.

Bàn về nhân giống Cụ Rùa Hồ Gươm ảnh 2 Bàn về nhân giống Cụ Rùa Hồ Gươm ảnh 3
Rùa Đồng Mô Rafetus swinhoei Rafetus swinhoei - Mẫu chuẩn được mô tả 1873 ở BTLSTN London (Anh)

Trung tâm Tài nguyên Môi trường (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng đang tiến hành xét nghiệm AND của cá thể rùa này để khẳng định kết quả một lần nữa”.

Tôi đã trực tiếp trao đổi qua điện thoại (14h57 ngày 12-4-2010) với TS Lê Xuân Cảnh, Viện trưởng Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh vật, về vấn đề này, TS Lê Xuân Cảnh khẳng định, Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh vật không hề phân tích AND rùa Đồng Mô!

Tôi cũng biết rõ Trung tâm Tài nguyên Môi trường (ĐH Quốc gia Hà Nội) không hề có phòng thí nghiệm, thì làm sao phân tích AND rùa Đồng Mô!

Như vậy, Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh vật (thuộc Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam) và Trung tâm Tài nguyên Môi trường (ĐH Quốc gia Hà Nội) hoàn toàn không phân tích AND của rùa Đồng Mô.

Còn về 2 cá thể rùa ở Trung Quốc cùng loài với Rùa Hồ Gươm, cho đến tận bây giờ cũng chỉ qua lời nói của ông Douglas Hendri chứ thực ra ông ấy chưa từng công bố ảnh về 2 cá thể rùa đó.

Rùa Hồ Gươm không phải loài Rafetus swinhoei. Tôi đã tiến hành mô tả Rùa Hồ Gươm là loài mới cho khoa học thế giới và công bố trên tạp chí Khảo cổ học số 4/2000 với tên khoa học là Rafetus leloii.

Viện Công nghệ Sinh học thuộc Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã phân tích AND Rùa Hồ Gươm. GS Lê Trần Bình, nguyên Viện trưởng đã khẳng định AND Rùa Hồ Gươm khác với Rafetus swinhoei, Rafetus euphraticus là loài mới cho khoa học thế giới (băng ghi âm cuộc họp báo cáo về kết quả Nghiên cứu Rùa Hồ Gươm ngày 18-1-2007 tại Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển Bền vững, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội). Hiện kết quả vẫn lưu giữ tại Viện Công nghệ Sinh học.

Theo tôi về Bảo tồn loài rùa Hồ Gươm là quan trọng không chỉ đối với khoa học mà còn cả về mặt tâm linh của người Việt Nam. Vì vậy tách thành hai lĩnh vực riêng biệt:

1. Về vấn đề nhân giống khi xác định chính xác là hai cá thể cùng loài với Rùa Hồ Gươm mới nên tiến hành và thực hiện bên ngoài Hồ Gươm. Nếu có tiến hành thì đây cũng chỉ là thí nghiệm mà kết quả còn phải đợi chứ không thể nói trước được điều gì.

2. Để duy trì tồn tại của Rùa Hồ Gươm về mặt di sản văn hóa, tâm linh, tốt nhất là đi tìm hậu duệ (cá thể rùa cùng loài có kích thước lớn) thả vào Hồ Gươm để đảm bảo Hồ Gươm luôn luôn có Rùa như đã từng tồn tại qua nhiều thế kỷ và mãi mãi cho các thế hệ mai sau.

Rùa Hồ Gươm là linh hồn của Hồ Gươm, đã trở thành nhân chứng lịch sử chống giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết “Hoàn Kiếm” thể hiện lòng yêu hòa bình của dân tộc ta, một dân tộc có chiều dài hàng ngàn năm văn hiến.

Rùa Hồ Gươm là cổ vật, báu vật sống duy nhất, là di sản văn hóa quốc gia, Nhà nước cần phải sớm được công nhận Rùa Hồ Gươm là Quốc bảo.

Hà Nội  ngày 12 tháng 4 năm 2010

PGS Hà Đình Đức
Hội Bảo vệ Thiên nhiên Môi trường Việt Nam

Trưa qua, tại bờ Hồ Hoàn Kiếm, một cá thể rùa kích thước lớn được phát hiện đã chết và cá thể này được xác định nổi lên mặt nước hồ trước đó bốn hôm.

Xác cá thể rùa được phát hiện ở mặt nước gần gốc cây si đền Ngọc Sơn, khoảng 11 giờ trưa 13-4, theo một cán bộ ở đền Ngọc Sơn. Cá thể này bước đầu được xác định là một trong năm loài rùa mai mềm ở Việt Nam. Song câu hỏi dư luận quan tâm nhất, có phải đấy là loài rùa cùng họ hàng ruột thịt với Cụ Rùa Hồ Gươm (Rafetus swinhoei) hay không?

Một chuyên gia về rùa nhận định “Không phải”.

Tim McCormack, Điều phối viên Chương trình Rùa Châu Á (ATP), Vườn thú Cleveland Metroparks, cho rằng cá thể rùa kia không phải là cá thể cùng loài với rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei). “Đó chỉ là một cá thể ba ba Nam Bộ (Amyda cartilaginea)”, Tim nói với PV Tiền Phong.

Theo Tim, loài rùa mai mềm này cũng có thể phát triển với kích thước rất lớn, được tìm thấy ở miền Nam Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á khác như Lào, Campuchia.

Cá thể rùa vừa chết ở Hồ Gươm khá lớn và được nhận định “khá già”. 

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.