Nguyệt thực toàn phần màu đỏ

Nguyệt thực toàn phần màu đỏ
TPO - Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), ngày 15 - 6, người dân Bắc Mỹ được chứng kiến nguyệt thực toàn phần trong khoảng từ 13 giờ 24 đến 17 giờ (khoảng 17 giờ 24 đến 23 giờ Việt Nam) và sẽ kéo dài trong khoảng một giờ 45 phút.

> Mặt trời sắp... biến mất?

Theo các chuyên gia, hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi Trái đất quay giữa mặt trời và mặt trăng, ánh sáng mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa trái đất. Khi mặt trăng di chuyển càng sâu vào phần bóng tối của trái đất thì mặt trăng càng nhanh thay đổi màu sắc. Mặt trăng sẽ chuyển từ màu vàng sang màu xám rồi sang màu cam hoặc màu đỏ sẫm.

Giải thích cho sự thay đổi màu mặt trăng, các chuyên gia cho biết, do ánh sáng mặt trời gián tiếp vẫn có thể vượt qua khoảng trống của Trái đất và thu hết ánh sáng trên mặt trăng. Bầu khí quyển của chúng ta giữ lại ánh sáng màu xanh chỉ để những ánh sáng màu đỏ sẫm hay màu cam đi qua trong thời gian xảy ra nguyệt thực.

Hơn nữa, những đợt núi lửa phun trào gần đây gây nên lượng hạt khí quyển nhiều hơn cũng tác động lên mặt trăng tạo nên màu đỏ sẫm.

Không giống nhật thực, nguyệt thực toàn phần hoàn toàn an toàn với mắt người xem. Đây là một dịp hiếm có để chứng kiến nguyệt thực toàn phần đối với người dân châu Mỹ. Theo các nhà thiên văn, hiện tượng này sẽ xảy ra tiếp theo vào ngày 15 tháng 4 năm 2014.

Nguyễn Thủy
Theo NASA

Theo Dịch
MỚI - NÓNG