Những sai lầm thường gặp khi dùng sữa

Những sai lầm thường gặp khi dùng sữa
TP - Nhiều bạn cho rằng sữa bò là loại thực phẩm nhiều chất đạm, còn socola là thực phẩm nhiều năng lượng, tốt nhất là dùng hai thứ một lúc. Thực tế không phải như vậy, đó là một trong những sai lầm các bạn thường gặp khi dùng sữa.

Nhiều người cho rằng sữa bò càng đặc, càng nhiều dinh dưỡng như vậy là không khoa học. Nếu sữa quá đặc là do lượng nước ít, nồng độ vượt quá tỉ lệ tiêu chuẩn bình thường.

Cũng có bạn sợ rằng sữa bò tươi quá loãng, nên cho thêm sữa bột. Nhưng thật ra nồng độ sữa cho trẻ em uống phải tương ứng với độ tuổi, độ đậm đặc được tăng dần theo tháng tuổi, với trẻ trong tháng đầu tiên tỉ lệ thêm nước vào sữa nên căn cứ vào sự tiêu hoá của trẻ mà điều chỉnh.

Nếu trẻ thường uống sữa quá đặc, sẽ dấn đến ỉa chảy, táo bón, chán ăn, lâu dần không tăng cân, còn dẫn đến xuất huyết cấp tính hay viên tiểu đường. Vì nội tạng của trẻ còn non, khó có khả năng tiêu hoá.

Cho nên, nếu cho trẻ uống sữa, nên xem kỹ chất lượng, độ tuổi của trẻ để cho lượng nước vừa đủ.

Càng nhiều đường vào sữa càng tốt

Không cho đường vào sữa thì khó tiêu hoá, đấy là nhận thức của nhiều người. Khi cho đường vào sữa thực chất là làm tăng thêm năng lượng, nhưng nhất thiết phải theo định lượng, thường là từ 5g đến 8g với 100ml sữa. Nếu cho đường quá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến phát dục của trẻ.

Lượng đường quá nhiều nạp vào cơ thể của trẻ sẽ dẫn đến dịch thể lưu lại trong cơ thể, làm cơ bắp và tổ chức dưới da mềm nhẽo không có lực. Những trẻ như vậy nhìn rất béo nhưng sức đề kháng yếu, y học gọi là “béo bệu”.

Lượng đường giữ lại trong cơ thể quá nhiều là nguyên nhân gây ra bệnh nguy hiểm, như sâu răng, cận thị, xơ cứng động mạch...

Bạn cho thêm loại đường gì vào sữa là tốt nhất? Tốt nhất là đường mía. Đường mía (đường tinh luyện) khi được tiêu hoá sẽ chuyển hoá thành đường gluco C6H12O6 cơ thể dễ hấp thụ.

Có bạn trẻ lại thường xuyên mua đường gluco cho trẻ, như vậy cũng không nên vì đường gluco rất nhạt, nên hay dùng nhiều như vậy lại vượt quá lượng đường cần thiết, trẻ thành thói quen ăn ngọt.

Cũng có bạn cho đường vào sữa và đun sôi, như vậy chất Isuine trong sữa bò sẽ sinh phản ứng khi ở nhiệt độ cao từ 80 đến 100 độ C sinh ra chất Isunie có hại.

Chất này không những làm cơ thể hấp thụ dẫn đến nguy hại cho sức khoẻ và càng nguy hơn đối với trẻ em. Do vậy bạn bên để sữa nguội còn khoảng 40 đến 50 độ C thì cho đường vào khuấy tan.

Sữa bò dùng với socola

Nhiều bạn cho rằng sữa bò là loại thực phẩm nhiều chất đạm, socola là thực phẩm nhiều năng lượng, tốt nhất là dùng hai thứ một lúc.

Thực tế không phải như vậy, nước sữa nếu thêm vào socola sẽ làm canxi trong sữa với oxalate (COOH-COOH-2H2O) trong socola phản ứng hoá học thành chất calcium oxalate.

Thế là sữa có chất dinh dưỡng là lượng canxi giá trị lại biến thành chất có hại cho cơ thể, dần dần sẽ dẫn đến thiếu canxi, đi ngoài, trẻ em chậm lớn, tóc khô, xương dễ gẫy, hay phát bệnh sỏi đường tiết niệu...

Uống thuốc cùng với sữa bò

Có bạn cho rằng, dùng chất bổ dưỡng để uống thuốc nhất định là tốt, thực ra như vậy cực kỳ sai lầm. Sữa bò sẽ gây cản trở việc hấp thụ thuốc của cơ thể một cách điển hình nhất.

Với cùng một thời gian so sánh với người không dùng sữa uống thuốc thì nồng độ thuốc trong huyết dịch thấp hơn nhiều.

Nếu dùng sữa bò để uống thuốc rất dễ làm thuốc biến thành màng phủ, làm chất canxi và magnesium (Mg)... trong sữa phản ứng hoá học với thuốc, thành chất không hoà tan trong nước.

Điều này làm giảm tác dụng của thuốc, còn làm tổn hại đến cơ thể. Cho nên, bạn hãy uống sữa trước hoặc sau khi uống thuốc khoảng 1-2h

Cho thêm nước cam hay nước chanh vào sữa bò để thêm hương vị

Nước cam và nước chanh là loại acid hoa quả nồng độ cao, nếu acid hoa quả gặp chất đạm trong sữa sẽ làm chất đạm biến tính, và làm giảm giá trị dinh dưỡng của chất đạm

Thêm nước cơm hoặc cháo vào sữa bò

Có bạn cho rằng làm như vậy sẽ tăng thêm chất bổ, nhưng thực chất là phản khoa học. Trong sữa bò có nhiều vitamin A mà trong nước cơm và cháo chủ yếu là chất bột, nó có chất lipoxidase sẽ phá hoại vitamin A

Trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh nếu không đủ lượng vitamin A sẽ làm trẻ chậm lớn, cơ thể yếu sinh nhiều bệnh tật. Cho nên nếu để bổ sung dinh dưỡng bạn cũng phải dùng tách ra

Thường xuyên đun sôi sữa bò

Thông thường nhiệt độ để khử trùng sữa bò không cao, khoảng 3 phút nếu là 70 độ C, là 6 phút nếu 60 độ C.

Nếu nhiệt độ đến 100 độ C chất lactose (C12H22O11) trong sữa có hiện tượng bị cháy, mà đường cháy là chất gây ung thư. Thứ nữa, chất canxi trong sữa sau khi đun sôi sẽ có hiện tượng kết tủa và làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa.

Phơi nắng bình sữa dưới ánh mặt trời để tăng vitamin D

Làm như vậy sẽ “mất nhiều được ít”, sữa sẽ có một chút vitamin D, nhưng mất đi vitamin B1, vitamin B2 và vitamin C.

Vì ba loại vitamin này bị phân huỷ dưới ánh mặt trời, hơn nữa dưới ánh mặt trời chất lactose sẽ lên men, làm sữa biến chất.

Lấy sữa đặc thay cho sữa bò

Sữa đặc là một sản phẩm của sữa bò, là sữa bò tươi bốc hơi khoảng 2/5 sau cho thêm 40% đường tinh luyện và được đóng thành hộp.

Có bạn cho rằng những chất cô đặc là chất tinh hoa, nên dùng sữa đặc để nuôi trẻ. Như vậy không nên, vì sữa đặc rất ngọt, bạn phải dùng gấp 5 đến 8 lần lượng nước để pha loãng.

Nhưng như vậy sẽ làm cho chất đạm và chất béo của sữa giảm một nửa. Nếu bạn nuôi trẻ bằng sữa đặc tất nhiên là không đủ dinh dưỡng cho trẻ sẽ làm trẻ không tăng cân, mặt xanh xao, dễ mắc bệnh...

Nếu bạn cho nhiều sữa đặc để tăng thành phần đạm và độ đường quá cao, nếu dùng để nuôi trẻ sẽ làm trẻ ỉa chảy. Ngoài ra trẻ quen ăn ngọt, sau này ăn thêm chất khác sẽ khó khăn.

MỚI - NÓNG