Lưu ý khi bị rắn cắn

Lưu ý khi bị rắn cắn
TP - Triệu chứng và dấu hiệu tại chỗ của vùng bị rắn cắn: có dấu móc độc, đau tại chỗ, chảy máu và bầm tím tại chỗ, sưng và viêm hạch lympho, sưng nề, đỏ nóng, nổi bóng nước, nhiễm trùng, áp xe, hoại tử.
Lưu ý khi bị rắn cắn ảnh 1
Bệnh nhân bị rắn cắn điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai

Nếu nọc phun vào mắt, sẽ xuất hiện ngay các triệu chứng: đau như kim chích, bỏng rát dữ dội liên tục, chảy nước mắt, ghèn trắng, kết mạc sung huyết, sưng nề mi mắt, sợ ánh sáng, nhìn mờ; có các biến chứng: loét giác mạc, sẹo giác mạc vĩnh viễn, viêm nội nhãn thứ phát.

Triệu chứng toàn thân:

- Tổng trạng: buồn nôn, nôn, khó chịu, đau bụng, yếu toàn thân, ngủ gà, mệt lả...

- Tim mạch: chóng mặt, ngất xỉu, sốc, tụt huyết áp, loạn tim mạch, phù phổi, phù kết mạc...

- Rối loạn đông cầm máu: chảy máu từ vết thương mới và vết thương cũ đã lành riêng biệt, chảy máu hệ thống tự phát (chảy máu cam, chảy máu răng, ho ra máu, tiểu máu, đi tiêu phân đen, chảy máu âm đạo, xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc, xuất huyết não...).

- Thần kinh: liệt mềm hoàn toàn, bất thường về khứu giác, mất tiếng, khó nuốt...

- Thận: thiểu hoặc vô niệu, tiểu huyết sắc tố, dấu hiệu tăng Urê máu (toan hô hấp, nấc,  đau ngực do viêm màng phổi...).

- Nội tiết: sốc, giảm đường huyết; sau đó yếu mệt toàn thân, suy tuyến giáp, suy sinh dục...

Các biến chứng lâu dài của rắn cắn:

- Tại chỗ: mất mô do cắt lọc hoặc cắt cụt chi, loét kéo dài, nhiễm trùng, viêm cơ xương khớp kéo dài gây biến dạng...

- Về lâu dài: Suy thận mãn, suy tuyến yên mãn, tiểu đường, suy giảm tinh thần kinh mãn tính.

Thuốc trị nọc độc rắn là phương pháp chữa trị duy nhất hiện nay. Tuy nhiên, công nghệ chống nọc độc rắn và việc sử dụng thuốc vẫn cần phải được cải thiện. Nhất là vấn đề chi phí điều trị bệnh nhân.

Còn có tình trạng phổ biến trong các nhân viên y tế địa phương là nhiều người không biết cách sử dụng thuốc chống nọc độc của rắn. Nhiều trường hợp gây ra những phản ứng nguy hiểm, đôi khi gây tử vong, nếu thuốc không được sử dụng một cách thận trọng.

Một thông tin quan trọng khác là cần cung cấp thông tin về những địa điểm mà rắn độc thường sinh sống, và những nơi mà chúng hoạt động mạnh nhất.

Các bước xử trí rắn cắn

1. Sơ cứu: thực hiện ngay sau khi bị rắn cắn

Trấn an tinh thần.

Bất động chi (bằng thanh nẹp gỗ).

Băng ép đủ chặt (dùng băng chun giãn).

Lưu ý: hầu hết mọi cách sơ cứu dân gian (rạch da tại chỗ, nặn bóp, châm chọc xâm tại vết cắn, dùng cục đá đen trị rắn cắn, buột chặt chi, dùng thảo dược, hóa chất, chườm nước đá…) đều không được khuyến khích, vì chúng gây hại hơn là có lợi.

2. Vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế: cố gắng nhanh và an toàn nhất. Nếu có thể nên mang theo con rắn đã cắn nạn nhân, giúp bác sĩ nhận diện được chủng loại rắn, nhưng chú ý có thể vẫn còn nọc độc làm ảnh hưởng đến nhiều người khác.

MỚI - NÓNG