Nuôi heo: làm chơi, ăn thiệt

Đến khu Gia Kiệm (Thống Nhất, Đồng Nai) – thủ phủ nuôi heo của cả nước, ấn tượng với chúng tôi là gần như nhà nào cũng có nuôi heo, ít thì vài chục, vài trăm, nhiều thì cả ngàn con. Trong đó, có những hộ có thể kiếm tiền tỷ mỗi năm từ mô hình chăn nuôi trang trại hiệu quả.

Từ dân tay ngang…

Hai hộ điển hình mà chúng tôi ghé thăm đều có “thâm niên” nuôi heo rất lâu. Ông Nguyễn Tấn Phong bắt đầu nuôi heo cách đây hơn 25 năm, còn ông Đỗ Văn Hùng thì cũng gần 20 năm. Điều đặc biệt là hai ông đều là dân “tay ngang”, chọn nuôi heo như một ngã rẽ trong con đường gầy dựng kinh tế.

Ông Đỗ Văn Hùng nhớ lại: “Tôi vốn là tài xế, “về hưu” cũng muốn tìm gì khác để làm. Trong một lần tình cờ được mời thăm trang trại nuôi heo của một người bạn, thấy mê quá nên quyết định nuôi thử.” Sau vài năm đầu đầy thăng trầm, đến nay, trại heo của ông có 200 heo nái và gần 1.200 heo thịt.

Nuôi heo: làm chơi, ăn thiệt ảnh 1

Nuôi heo dần trở thành niềm đam mê của ông Đỗ Văn Hùng (Thống Nhất, Đồng Nai)

Riêng ông Nguyễn Tấn Phong từng là một viên chức nhưng cuối cùng lại chọn chăn nuôi làm cái nghiệp. Ông rôm rả: “Tôi là một trong những người nuôi heo sớm nhất ở khu vực này, từ thời chưa có thức ăn chăn nuôi, phải tự trộn cám, bo bo cho heo ăn. Ban đầu tôi chỉ nuôi vài con cốt để cải thiện kinh tế gia đình, dần dần thấy được, tôi gầy dựng từ từ với 60 heo nái và 300 heo thịt như hiện nay”. Là người khá kỹ tính, dù không thuê nhân công nhưng ông và vợ vẫn đủ sức chăm sóc đàn heo thật khỏe mạnh, hồng hào, trung bình mỗi tháng xuất chuồng 50 con.

…thành “chuyên gia” nuôi heo

Sau nhiều năm gắn bó với con heo, ông Phong và ông Hùng dần trở thành “chuyên gia” nuôi heo nhờ vào kinh nghiệm tích lũy hàng ngày và chủ động học hỏi, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, kể cả tự học về thú y. Thậm chí ông Hùng cho biết chỉ cần đi ngang chuồng heo là có thể biết heo bị bệnh gì. Bí quyết thành công của hai hộ chăn nuôi này ngoài việc chọn giống tốt và tiêm ngừa đầy đủ là chú trọng hạn chế các bệnh thông thường ở heo, nhất là bệnh đường tiêu hóa – nguyên nhân hàng đầu khiến heo chậm lớn.

“Để giúp heo tiêu hóa tốt, tôi thường trộn trực tiếp men tiêu hóa vào thức ăn, cách này tuy hiệu quả nhưng lại khá mắc công và trộn không đều” - Ông Phong cho biết. Còn theo ông Hùng thì: “Mỗi lần heo bị tiêu chảy tôi rất mệt, vừa phải tốn chi phí thuốc men, công chăm sóc mà heo còn bị chậm lớn nên tôi hay bổ sung men vào cám mỗi ngày nhưng tính lại thấy tốn tiền men quá!”

Tin dùng cám Con Cò nhiều năm nay nên khi biết được cám mới có bổ sung hệ men tiêu hóa Bio-zeemTM, cả ông Phong và ông Hùng đã nhanh chóng thử nghiệm trên đàn heo của mình thay cho cách “thủ công” trên. “Cám có Bio-zeemTM không chỉ giúp tôi tiết kiệm được tiền men mà heo lại mau lớn hơn” – ông Hùng cho biết. Ông Phong cũng rất ưng: “Tôi thấy heo đỡ bị tiêu chảy và phân bớt hôi hẳn, hai vợ chồng chăm heo đỡ vất vả hơn”.

Nuôi heo: làm chơi, ăn thiệt ảnh 2

Chú trọng dinh dưỡng giúp heo tiêu hóa tốt là một trong những bí quyết để thành công trong nghề nuôi heo

Có thể nói, ông Hùng, ông Phong là đại diện tiêu biểu cho thế hệ người chăn nuôi tận tâm với nghề, ham học hỏi để áp dụng khoa học công nghệ mới vào chăn nuôi và đặc biệt chú trọng lựa chọn dinh dưỡng tốt nhất cho heo.

Hệ tiêu hóa Bio-zeem™ đã có trong các sản phẩm của công ty PROCONCO (các nhãn hiệu Con Cò, Delice, Porcy) và công ty ANCO (các nhãn hiệu Anco, A&M, Guinness). Sử dụng cám có bổ sung Bio-zeemTM không chỉ giúp heo tăng cường tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất (giúp heo mau lớn, phân không tanh) mà còn giúp người chăn nuôi tiết kiệm 6% lượng thức ăn so với khi dùng cám thông thường.

MỚI - NÓNG