Sau Tết, giá mì gói vẫn nóng

Sau Tết, giá mì gói vẫn nóng
Mới đây, chuyên mục Tin nóng thị trường của VTV1 phát một quảng cáo khá ấn tượng “Mì Omachi giá giải nhiệt”, với sự tham gia của siêu mẫu Thúy Hạnh và gia đình, diễn viên Tự Long… phản ánh một thực tế: Một số nhãn hiệu mì gói âm thầm tăng giá dịp trước và sau tết. Và người tiêu dùng đã có sự lựa chọn mới là loại mì “giá giải nhiệt”.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2015 giảm 0,2% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu trong nước điều chỉnh giảm liên tục, khiến giá cả hầu hết các loại hàng hóa giảm đáng kể, từ vật liệu xây dựng, gas, gạo, rau quả…

Tuy nhiên, trong thời điểm mà đa số các mặt hàng, nhất là thực phẩm đồng loạt giữ và giảm giá, thì một mặt hàng thiết yếu khác là mì gói vẫn âm thầm tăng giá, gây thiệt hại lớn đối với túi tiền người dùng.

Việc sản phẩm tăng giá có thể giúp người bán thu lợi lớn ở thị trường 90 triệu dân, mỗi năm tiêu thụ hơn 7 tỉ gói mỳ này. Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt ngày càng thông minh, có thể nhìn thấy được ở việc gây sức ép giảm giá xăng, giá cước vận tải… thời gian qua.

Để tồn tại và nắm chắc, phát triển thị phần tại thị trường đầy tiềm năng này, sự thành bại của doanh nghiệp vẫn phải dựa trên sức hấp dẫn và khả năng chinh phục người tiêu dùng.

Tại thị trường Việt Nam, Vina Acecook trấn giữ phân khúc bình dân với Hảo Hảo thì Masan lại kiểm soát phần lớn ở phân khúc mì trung và cao cấp với hai nhãn hiệu Omachi và Kokomi. Asia Foods với các sản phẩm chính là mì ăn liền, cháo ăn liền và phở ăn liền Gấu Đỏ, Hello, Vifood và Hảo Hạng… cũng nâng cao uy tín từng ngày, tham gia vào phân khúc mì cao cấp với nhãn hiệu mì Hello.

Một khảo sát online của Công ty Nghiên cứu thị trường Epinion trong đầu tháng 7/2014 về thói quen sử dụng mì ăn liền của người tiêu dùng (tổng số mẫu 1.131 người) cho thấy: Tỷ lệ người tiêu dùng có sử dụng mì ăn liền trong 1 tháng qua là 64% (726/1.131).

Đáng lưu ý, trong một tháng qua mỗi người tiêu dùng cho biết, họ dùng 3 nhãn hiệu mì ăn liền khác nhau. Điều này cho thấy sự trung thành của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu chỉ ở mức vừa phải. Do đó, “đại gia” cũng rất dễ xảy chân, “thiếu gia” hay “người mới” thì luôn tiềm tàng cơ hội truất ngôi.

Như vậy, khi người dùng ngày càng thông minh, tinh tế, quyết liệt hơn, một thương hiệu thiếu trách nhiệm rất dễ được nhớ tới bởi “tiếng xấu”, là thời cơ cho các doanh nghiệp khác vươn lên chiếm lĩnh thị phần.

Thị trường mì gói Việt hiện chỉ là sự cạnh tranh của vài đại gia, chiếm lĩnh thị trường bằng các chiến dịch quảng cáo, marketing vốn không dành cho doanh nghiệp nhỏ, yếu . Nhiều người đang mong chờ sự đổi mới, cạnh tranh lành mạnh, đêm lại cho người tiêu dùng lợi ích chính đáng về giá, chất lượng sản phẩm.

Theo thống kê từ Công ty Chứng khoán Bản Việt thì miếng bánh thị phần lớn nhất vẫn thuộc về các “đại gia” như Vina Acecook (51%), Masan Consumer (16%), Asia Foods (12%). Hàng chục thương hiệu nhỏ khác đang loay hoay chia nhau 21% còn lại.