'Thiếu lực' để bảo vệ người tiêu dùng

Các DN sữa vẫn "móc túi" NTD Việt Nam
Các DN sữa vẫn "móc túi" NTD Việt Nam
TPO - Người tiêu dùng Việt Nam có đến 8 quyền để tác động đến doanh nghiệp khi lợi ích của mình bị xâm hại. Nhưng cơ quan đại diện cho họ - Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng lại quá thiếu lực để giúp mọi người được hưởng các quyền đó.

8 quyền của người tiêu dùng

1- Quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản
2- Quyền được an toàn
3- Quyền được thông tin
4- Quyền được lựa chọn
5- Quyền được lắng nghe
6- Quyền được bồi thường
7- Quyền được giáo dục về tiêu dùng
8- Quyền được có môi trường lành mạnh và bền vững.

Chúng tôi tới Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng (NTD) Việt Nam trong bối cảnh Quốc hội đang thảo luận về Luật bảo vệ quyền lợi NTD.

Trụ sở của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD là một ngôi nhà chật hẹp, nằm sâu trong một ngõ nhỏ trên phố Tôn Thất Tùng. Ngôi nhà ấy, theo lời ông Đỗ Gia Phan, phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký của Hội, là do một cơ quan nước ngoài tài trợ, nên mới có tiền mua và xây được như vậy.

Nghe cái tên Hội thì to mà cơ ngơi thì quá nhỏ, người ta có thể hiểu phần nào về quyền lợi của NTD Việt Nam...

PV Tiền Phong Online đã có cuộc trao đổi với ông Phan về quyền lợi của NTD Việt Nam.

Thưa ông, hiện giá sữa thì tăng vô lý, nhiều thực phẩm chất lượng kém không đảm bảo VSATTP, thuốc chữa bệnh liên tục bị đội giá lên gấp nhiều lần... Vậy Hội đã có những biện pháp gì để bảo vệ quyền lợi NTD?

Người tiêu dùng Việt Nam có 8 quyền và Hội phải bảo vệ tất cả các quyền đó. Tuy nhiên, Hội tạo môi trường thuận lợi cho NTD được bảo vệ, chứ không manh mún. Hội quan tâm đến những biện pháp tạo môi trường pháp lý, như luật cạnh tranh, chất lượng..., và tuyên truyền cho NTD biết về quyền của mình, biết cách tự bảo vệ, tư vấn tư pháp...

Tất nhiên, những vấn đề đột xuất thì Hội vẫn phải làm.

Vậy Hội đã bao giờ kiện những doanh nghiệp sai phạm chưa?

Cho đến nay thì Hội chưa kiện doanh nghiệp nào cả. Vì kiện thì có nhiều vấn đề. Trước tiên là NTD phải đi kiện hoặc uỷ quyền cho Hội kiện. Sau đó còn nộp án phí, thuê luật sư...Mà Hội thì lại là một tổ chức phi chính phủ...

Ông Đỗ Gia Phan, nguyên là cán bộ của Bộ Công nghiệp nặng, đã nghỉ hưu
Ông Đỗ Gia Phan - phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng - nguyên là cán bộ của Bộ Công nghiệp nặng, đã nghỉ hưu. Ảnh: HT

Kinh phí hoạt động của Hội thế nào?

Hội tự chủ về tổ chức, hoạt động, tài chính, không được Nhà nước cấp cho 1 xu nào. Tất cả chúng tôi đều làm việc tự nguyện, vì trách nhiệm với xã hội. Ở đây phần lớn là những người đã nghỉ hưu. Chúng tôi chỉ có 15-18 người, kể cả làm bán thời gian.

Ở nước ngoài, các Hội như thế này hoạt động thế nào?

Ở Hồng Kông, người ta cấp kinh phí Ngân sách cho Hội bảo vệ NTD. Ở Hàn Quốc cũng vậy. Ở Mỹ thì là tổ chức phi chính phủ, nhưng lại nhận được sự đóng góp của dân. Họ có cả hệ thống phòng thí nghiệm để kiểm tra chất lượng các sản phẩm và công bố cho người dân biết.

Đó là về cơ sở vật chất, thế còn về quyền hạn?

Cái này tuỳ từng nước, nước nào mà Hội bảo vệ NTD được Nhà nước uỷ quyền thì có quyền.

Hiện nay có nhiều mặt hàng không có tiêu chuẩn. Vậy việc lập các tiêu chuẩn của Hội thế nào?

Ngày xưa, tiêu chuẩn Standard của mình mang tính pháp lý. Nhưng khi chuyển sang thị trường thì tiêu chuẩn chỉ là văn bản kỹ thuật, mang tính tham khảo, khuyến khích, chứ không bắt buộc.

Nếu bắt buộc thì phải là quy chuẩn, như là thuốc, thực phẩm... do các cơ quan Nhà nước ban hành.

Giả sử tôi là một người mua phải hàng kém chất lượng, hoặc muốn khiếu nại về sản phẩm của doanh nghiệp. Vậy tôi sẽ nhờ được gì ở Hội?

Nguyên tắc hoạt động của Hội rất công bằng giữa NTD và doanh nghiệp, chứ không thiên vị bên nào. Đã có nhiều vụ việc mà chúng tôi đứng ra hoà giải thành công. Nhiều doanh nghiệp cũng nể Hội, tiếng nói của Hội được lắng nghe. Khi có mâu thuẫn thì Hội sẽ đứng ra hoà giải chứ không có quyền phán xét. Nếu có thể, Hội sẽ giới thiệu NTD đến văn phòng tư pháp để tư vấn. Chứ bản thân Hội làm gì có đủ người mà làm việc.

Xin cảm ơn ông!

(Thực hiện) 

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Xử lý dứt điểm vụ án liên quan đến ông Lê Thanh Thản trong quý 2/2024
Hà Nội: Xử lý dứt điểm vụ án liên quan đến ông Lê Thanh Thản trong quý 2/2024
TPO - Thường trực Ban Chỉ đạo Thành ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm 37 vụ án trong quý 2/2024. Trong đó, có vụ án “Lừa dối khách hàng”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án đầu tư xây dựng tổ hợp chung cư cao cấp và thương mại Bemes liên quan đến ông Lê Thanh Thản.