Vì sao doanh nghiệp tư nhân chậm lớn?

Một dây chuyền sản xuất rau củ quả đóng lọ xuất khẩu của doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Hải Dương Ảnh: Hồng Vĩnh
Một dây chuyền sản xuất rau củ quả đóng lọ xuất khẩu của doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Hải Dương Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Hôm qua, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức tọa đàm “Mô hình tăng trưởng kinh tế: Phân bổ nguồn lực tài chính và vai trò kinh tế tư nhân”. Theo một số chuyên gia, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) ở Việt Nam còn còi cọc, do bị chi phối của sự độc quyền và hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Một dây chuyền sản xuất rau củ quả đóng lọ xuất khẩu của doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Hải Dương Ảnh: Hồng Vĩnh
Một dây chuyền sản xuất rau củ quả đóng lọ xuất khẩu của
doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Hải Dương Ảnh: Hồng Vĩnh.


Tạo sân chơi bình đẳng

TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam còn rất non trẻ, chưa đến 20 năm. Bên cạnh đó, khu vực này như hòn đảo giữa biển DNNN và bị chi phối của sự độc quyền và hạn chế cạnh tranh. Ngay cả những tiêu chí kinh doanh và cả vấn đề đạo đức cũng đều chịu sự chi phối của DNNN.

Nhiều lĩnh vực, do điều kiện đặc thù của Việt Nam, các DNTN chưa bao giờ được phép hoạt động ở đó. Vì vậy không có điều kiện nào để đánh giá khu vực tư nhân có làm được hay không, nên họ không có cơ hội để phát triển. Điều này ngược với ở các nước đang phát triển, nơi có những DNTN áp đặt cuộc chơi cho khu vực nhà nước.

"Các DNTN ở Việt Nam hiện nay dù mua sắm được cả máy bay riêng nhưng doanh nghiệp của họ chưa đủ sức cạnh tranh quốc tế. Đặc biệt các doanh nghiệp này chưa đóng góp được nhiều cho sự phát triển của nền kinh tế. Các doanh nghiệp mới chỉ sống nhờ các mối quan hệ, làm giàu từ khai thác gỗ, tài nguyên sẵn có chứ chưa có nhiều đóng góp nổi trội đầu tư phát triển công nghệ…" - TS Lê Đăng Doanh 

Ông Thành cho rằng, việc buộc DNNN trở lại cạnh tranh bình đẳng với các DNTN là thông điệp rất lành mạnh cho nền kinh tế. Để đạt được điều đó, cần đặt DNNN trong môi trường cạnh tranh sòng phẳng về nguồn lực, nguồn vốn, đất đai. Nếu đơn vị nhà nước nào không có lợi thế so sánh với khu vực tư nhân thì phải cổ phần hóa hoặc bán bớt. Chúng ta phải nhìn vào sự thật, không nên bao biện rằng lĩnh vực này chỉ có DNNN làm được còn tư nhân chưa đủ sức.

Đã đến lúc cần tách hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN ra khỏi các hoạt động liên quan đến hoạch định chính sách. Việc trộn lẫn các chức năng như hiện nay khiến DNNN không đủ sức mạnh cạnh tranh quốc tế. Hơn nữa, khi các doanh nghiệp này có mối quan hệ chính trị tốt sẽ dẫn đến khả năng thao túng chính sách, thao túng thông tin, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế.

“Nhà nước nên tạo môi trường thực sự tích cực cho tư nhân tham gia. Ví dụ, như trường hợp của Vinashin, một tập đoàn nhà nước bao trùm toàn bộ chuỗi giá trị trong cả ngành đó là cách tiếp cận không chính xác. Nó không tạo ra thị trường nào cho khu vực tư nhân tham dự”- Ông Thành nói.

DNNN: Bao nhiêu là đủ?

GS-TS Rainer Stachuletz, trường Đại học Kinh tế - Luật Berlin, cho rằng ở Đức và châu Âu, làn sóng tư nhân hóa kéo dài đến tận năm 2008. Nhiều cuộc tranh cãi nổ ra xung quanh việc đo đếm hiệu quả của hoạt động đầu tư của DNNN và khu vực tư nhân ở cấp vĩ mô. Đến nay tranh cãi đẩy mạnh tư nhân hóa hay vẫn duy trì kinh tế với chủ đạo là DNNN vẫn chưa có hồi kết.

Cũng có ý kiến chỉ nên duy trì tỉ lệ 35% DNNN là tối ưu trong nền kinh tế.

GS Hansjoerg Herr (Trường Đại học Kinh tế - Luật Berlin) nói: “Việc phân bổ nguồn lực tài chính của Việt Nam có vấn đề khi phần lớn dòng tiền đáng nhẽ phải đi vào sản xuất lại đổ vào chứng khoán, bất động sản. Đây là điều đi ngược với các nước trong khu vực.

MỚI - NÓNG