Xử lý hơn 2.000 ôtô 'ngoại giao' chưa chuyển nhượng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Những xe ôtô nhập khẩu của các đối tượng ngoại giao đã hết hạn công tác tại VN phải làm thủ tục chuyển nhượng, tái xuất hoặc tiêu huỷ.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Trường hợp chuyển nhượng thì người bán phải hoàn thành các thủ tục hải quan về thuế, phí và lệ phí theo quy định. Hiện tại đang có khoảng 2.378 ôtô "ngoại giao" chưa chuyển nhượng đang bị Bộ Tài chính đề nghị phải xử lý theo quy định hiện hành.

Kẽ hở vi phạm

Theo công văn Bộ Tài chính vừa trình Thủ tướng Chính phủ, từ năm 1988 đến nay, mặc dù pháp luật đã có quy định đối với các ôtô thuộc đối tượng ngoại giao NK vào VN, nhưng trên thực tế, các đối tượng ngoại giao khi kết thúc nhiệm kỳ về nước đã chuyển nhượng xe, nhưng không khai báo với cơ quan. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, từ năm 1998 đến 31.8.2009, đã có 4.366 xe ôtô ngoại giao nhập khẩu vào VN.

Trong đó, có 230 xe đã làm thủ tục tái xuất, 1.758 xe đã làm thủ tục chuyển nhượng, tiêu huỷ. Còn 2.378 xe chưa làm thủ tục chuyển nhượng, tái xuất, tiêu huỷ thì trong số này có 1.158 xe của cơ quan ngoại giao đã hết thời hạn công tác tại VN, bao gồm 219 xe có thời gian sử dụng và lưu tại VN trên 10 năm, 939 xe sử dụng dưới 10 năm.

Bộ Tài chính cho biết: Theo quy định của Luật Quản lý thuế, Luật Thuế xuất nhập khẩu thì toàn bộ 1.158 xe nói trên của các cá nhân ngoại giao, lãnh sự, đại diện tổ chức quốc tế tại VN đã hết nhiệm kỳ công tác không làm thủ tục tái xuất, tiêu huỷ, chưa chuyển nhượng hoặc đã chuyển nhượng, nhưng chưa kê khai nộp thuế phải bị buộc truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính.

Cụ thể, người chuyển nhượng sẽ bị phạt tiền từ 1-3 lần số thuế trốn nếu tự ý chuyển nhượng, thay đổi mục đích sử dụng, nhưng không khai báo cơ quan chức năng. Trên thực tế, theo Bộ Tài chính, vướng mắc trong việc xử phạt người nộp thuế, phần lớn không thực hiện được là do các cá nhân ngoại giao đã về nước khi nhiệm kỳ kết thúc, thời điểm tính thuế không xác định được do các cá nhân trước khi về nước đã tự ý chuyển nhượng, không khai báo... Kẽ hở vi phạm này có nguyên nhân từ chính chính sách thuế và mức thuế suất thuế NK chưa khuyến khích việc làm thủ tục chuyển nhượng, gây thất thu thuế cho Nhà nước.

Xử lý thế nào?

Trước thực trạng này, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo thông tư hướng dẫn việc xử lý thuế, thanh khoản hồ sơ đối với xe NK ngoại giao dạng này khi cá nhân, tổ chức hết thời hạn công tác tại VN. Theo đó, bộ sẽ buộc các tổ chức, cá nhân hiện đang sử dụng các xe chuyển nhượng phải kê khai, nộp thuế, thanh khoản hồ sơ, thay vì các đối tượng ngoại giao đã về nước. Căn cứ tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỉ giá tại thời điểm kê khai tính thuế, thay vì áp dụng tại thời điểm chuyển nhượng như quy định cũ.

Trị giá tính thuế NK được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của xe tính theo thời gian sử dụng và lưu tại VN: Thời gian từ 6 tháng trở xuống, trị giá tính thuế bằng 90%; trên 10 năm, trị giá tính thuế còn 5% (không phân biệt xe NK ban đầu là mới hay đã qua sử dụng). Trường hợp sau thời hạn 90 ngày quy định, nếu tổ chức, cá nhân đang sử dụng xe ôtô ngoại giao chuyển nhượng sai quy định không đến làm thủ tục kê khai, nộp thuế thì sẽ bị xử lý bằng các hình thức: Tịch thu biển kiểm soát, giữ xe...

Theo Hồng Quân
Lao Động
MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.