Quy hoạch điện lực đến 2020: Tăng yếu tố thị trường

Quy hoạch điện lực đến 2020: Tăng yếu tố thị trường
Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu năm 2015 khoảng 194 - 210 tỉ kWh; năm 2020 khoảng 330 - 362 tỉ kWh; năm 2030 khoảng 695 - 834 tỉ kWh, đó là những mục tiêu đặt ra trongQuy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (Tổng sơ đồ điện 7) vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Quy hoạch điện lực đến 2020: Tăng yếu tố thị trường

Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu năm 2015 khoảng 194 - 210 tỉ kWh; năm 2020 khoảng 330 - 362 tỉ kWh; năm 2030 khoảng 695 - 834 tỉ kWh, đó là những mục tiêu đặt ra trongQuy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (Tổng sơ đồ điện 7) vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Quy hoạch điện lực đến 2020: Tăng yếu tố thị trường ảnh 1
 Ảnh: minh họa -Internet

Bản quy hoạch lần này cũng đặt ra yêu cầu phát triển ngành điện là phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm cung cấp đủ điện cho nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Bên cạnh đó, từng bước hình thành, phát triển thị trường điện cạnh tranh, đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh điện. Nhà nước chỉ giữ độc quyền lưới điện truyền tải để đảm bảo an ninh hệ thống năng lượng quốc gia.

Quy hoạch xác định mục tiêu ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối,...) cho sản xuất điện, tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng này từ mức 3,5% năm 2010, lên 4,5% tổng điện năng sản xuất vào năm 2020 và đạt 6% vào năm 2030.

Quy hoạch cũng ưu tiên phát triển các nguồn thủy điện, nhất là các dự án lợi ích tổng hợp: Chống lũ, cấp nước, sản xuất điện; đưa tổng công suất các nguồn thủy điện từ 9.200 MW hiện nay lên 17.400 MW vào năm 2020. Phát triển các nhà máy nhiệt điện với tỷ lệ thích hợp, phù hợp với khả năng cung cấp và phân bố của các nguồn nhiên liệu. Theo quy hoạch, ngành điện sẽ đưa tổ máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam vào vận hành năm 2020; đến năm 2030 nguồn điện hạt nhân có công suất 10.700 MW, sản xuất khoảng 70,5 tỉ kWh (chiếm 10,1% sản lượng điện sản xuất).

Quy hoạch nêu rõ, đầu tư mới bằng lưới điện quốc gia hoặc nguồn điện tại chỗ (thủy điện nhỏ, cực nhỏ; pin mặt trời, gió kết hợp với nguồn diezen) để cấp điện cho khu vực nông thôn; đến năm 2015 có 100% số xã và 98,6% số hộ nông thôn có điện; đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn có điện.Tổng vốn đầu tư cho toàn ngành điện đến năm 2020 khoảng 929,7 nghìn tỉ đồng (tương đương với 48,8 tỉ USD). Trong cả giai đoạn 2011 - 2030, nhu cầu đầu tư khoảng 2.359 nghìn tỉ đồng (tương đương 123,8 tỉ USD).

Trao đổi với báo chí sau khi Tổng sơ đồ Điện 7 được phê duyệt, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải nhận định, khi thực hiện tổng sơ đồ điện 6 cũng chưa bao giờ chúng ta đáp ứng được nhu cầu điện mỗi năm cần thêm khoảng 3.780 MW. Tình trạng thiếu điện cứ kéo dài như vậy nên khi giải quyết cũng gặp rất nhiều khó khăn. Đến giai đoạn này, nhu cầu mỗi năm đã tăng thêm 5.000 MW, thách thức đưa ra càng lớn hơn nữa, đòi hỏi tất cả các cơ quan, bộ, ngành, địa phương phải nỗ lực hơn nữa vì ai cũng hiểu không có điện sẽ không làm được gì cả.

Phó Thủ tướng cũng cho biết: Hiện ta vẫn chưa hình thành được những đơn vị mới thu hút vốn đầu tư dự án được mà đã yêu cầu "giải quyết" tổ chức cũ thì không biết lấy đâu ra điện để đáp ứng nhu cầu. Không phải Chính phủ muốn duy trì độc quyền điện mà vấn đề ở chỗ để giảm dần độc quyền của Nhà nước, cần phải tăng yếu tố thị trường lên.

Theo Phương Minh
Kinh tế & Đô thị

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Bãi đỗ xe 78 tỷ đồng giữa trung tâm Đà Nẵng đìu hiu
Bãi đỗ xe 78 tỷ đồng giữa trung tâm Đà Nẵng đìu hiu
TPO - Bãi đỗ xe thông minh tại số 166 Hải Phòng (quận Thanh Khê) nằm ngay giữa trung tâm thành phố Đà Nẵng. Trái ngược với kỳ vọng là nơi giải quyết bài toán đậu đỗ đau đầu thì nơi này lại lâm cảnh đìu hiu, dù các khu vực xung quanh ô tô bon chen từng chỗ đậu.