Rút dần can thiệp hành chính vào thị trường tiền tệ

Việc Ngân hàng Nhà nước khống chế trần lãi suất huy động 14% được coi là một biện pháp hành chính Ảnh: Hồng Vĩnh
Việc Ngân hàng Nhà nước khống chế trần lãi suất huy động 14% được coi là một biện pháp hành chính Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Không dao động, chạy theo tốc độ tăng trưởng, rút dần can thiệp hành chính vào thị trường tín dụng, tiền tệ, ngoại hối...-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói tại Hội nghị tham vấn đối tác phát triển về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam, ngày 6-9, tại Hà Nội.

> Vàng tăng, bám sát mức 48 triệu đồng/lượng
> WB: Kinh tế toàn cầu sắp bước vào giai đoạn nguy hiểm
> Quyết tâm giữ lạm phát 18%

Việc Ngân hàng Nhà nước khống chế trần lãi suất huy động 14% được coi là một biện pháp hành chính. Ảnh: Hồng Vĩnh
Việc Ngân hàng Nhà nước khống chế trần lãi suất huy động 14% được coi là một biện pháp hành chính. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Ghi nhận những kết quả khá khả quan mà Ngân hàng Thế giới (WB) cho là tin tốt với nền kinh tế Việt Nam (xuất khẩu 8 tháng tăng 33% so với cùng kỳ năm trước; tỷ giá hối đoái ổn định; dự trữ ngoại tệ tăng; mức độ bất ổn định kinh tế vĩ mô ở mức vừa phải), song ông Deapak Mishtra - chuyên gia WB tại Việt Nam cũng đưa ra khá nhiều tin xấu khi cho rằng các thành quả này còn quá mong manh.

Theo ông Deapak Mishtra, thách thức mà nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt thực sự nghiêm trọng khi đặt trong góc độ lịch sử của Việt Nam và so với các quốc gia khác trong khu vực. Đơn cử như lạm phát của Việt Nam đang ở vào hàng cao nhất tại châu Á.

Ông Benedict Bingham - Đại diện thường trú cao cấp của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam và Lào đặt câu hỏi, liệu Việt Nam có đang nới lỏng tiền tệ quá sớm không. Theo ông Benedict Bingham, Chính phủ Việt Nam nên tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ để kỳ vọng lạm phát giảm xuống, tăng niềm tin vào tiền đồng và khi đó mới có cơ sở để kéo lãi suất xuống.

“Mặc dù lãi suất giảm là quan trọng với doanh nghiệp nhưng nếu không dựa trên những cơ sở trên thì khả năng đạt được mục tiêu kéo lãi suất xuống là khó khăn” - ông Benedict Bingham nói.

Trong những vấn đề được cho là thách thức lớn của nền kinh tế Việt Nam, gồm: sự xấu đi của kỳ vọng về lạm phát và tỷ giá, vay nợ quá nhiều của khu vực ngân hàng và doanh nghiệp, lo ngại nợ công tăng…, các chuyên gia kinh tế nước ngoài cho rằng đó không phải là vấn đề của riêng năm 2011 mà các giải pháp cần phải được cân nhắc trong bối cảnh dài hạn và những hệ lụy nếu chỉ áp dụng các chính sách ngắn hạn.

Tăng minh bạch

Bà Victoria Kwakwa - Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam nói: “Ổn định kinh tế sẽ rất vất vả do cấu trúc doanh nghiệp và ngân hàng bị bóp méo. Nếu trì hoãn, có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng hơn trong tương lai. Vì thế, khuyến nghị của WB là cần phải tăng tính minh bạch trong các hành động của Chính phủ và doanh nghiệp nhà nước.

Tăng cường cải cách doanh nghiệp nhà nước và ngành ngân hàng và trên hết là tăng được niềm tin của các nhà đầu tư. Đồng quan điểm này, đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đề nghị phải áp đặt kỷ luật thị trường cho doanh nghiệp nhà nước.

Ông Cao Viết Sinh - Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Việt Nam cũng thừa nhận, nền tảng kinh tế vĩ mô Việt Nam chưa được cải thiện một cách căn bản; lạm phát và lãi suất còn cao, áp lực lên tỷ giá có nguy cơ tăng cao vào cuối năm do dư nợ tín dụng ngoại tệ tăng mạnh.

Trong khi đó, dự trữ ngoại hối tăng nhưng còn mỏng; tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng có nguy cơ gia tăng. Xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế vẫn ở mức xấu.

Tránh đổ vỡ thị trường bất động sản

Sau khi lắng nghe 16 ý kiến của các chuyên gia kinh tế thế giới đến từ 13 tổ chức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Chính phủ Việt Nam sẽ thực hiện tốt hơn, hiệu qua hơn Nghị quyết 11, trong đó tập trung ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Chúng tôi không dao động, không chạy theo tốc độ tăng trưởng mà xem tăng trưởng là một nội dung để ổn định kinh tế vĩ mô.

Năm 2011, chỉ tiêu lạm phát sẽ kiềm chế ở mức khoảng 18% và năm 2012 sẽ đưa lạm phát xuống một con số. Tăng trưởng GDP sẽ duy trì ở mức mức 6% để đảm bảo an sinh xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô”.

Về chính sách tiền tệ, Thủ tướng cho biết sẽ kiểm soát tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2011 dưới 20%. Kiên trì chính sách tiền tệ chặt chẽ, đồng thời có chính sách hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu vực nông nghiệp, nông thôn, hạn chế tăng nợ xấu và tránh đổ vỡ thị trường bất động sản.

Ngoài ra, sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp để giảm thiểu rủi ro, giảm nợ xấu, tăng cường năng lực giám sát tài chính và cảnh báo rủi ro tài chính. Rút dần can thiệp hành chính vào thị trường tín dụng, tiền tệ, ngoại hối. Thực hiện các biện pháp hạn chế áp lực tăng tỷ giá vào cuối năm 2011 và đầu năm 2012. Tiếp tục thắt chặt tài khóa, cắt giảm đầu tư công một cách quyết liệt.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.