Nông dân Việt Nam chưa được hưởng sự giàu có

Nông dân vẫn phải làm việc vất vả Ảnh: Hồng Vĩnh
Nông dân vẫn phải làm việc vất vả Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Một trong những sự kiện nóng trong năm 2011 là chuyện tái cơ cấu nền kinh tế, nhưng nông nghiệp ít được nhắc đến. Tiền Phong trao đổi với điều phối viên Phát triển nông thôn của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, ông Steven Jaffee, về vấn đề phát triển nông nghiệp tại Việt Nam.

> Thanh niên Canada ba cùng ở bản Mường

Ông Steven Jaffee: “Nông dân Việt Nam cần phải bán ra các sản phẩm có giá trị cao hơn”. Ảnh: P.A.
Ông Steven Jaffee: “Nông dân Việt Nam cần phải bán ra các sản phẩm có giá trị cao hơn”.   Ảnh: P.A. 

Ông nghĩ gì về mục tiêu chuyển đổi ngành nghề ở nông thôn của Việt Nam?

Thú thật là tôi thấy băn khoăn khi biết Việt Nam sẽ giảm lao động làm nghề nông từ 62% hiện nay xuống còn 30% vào năm 2020, theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia đến năm 2020. Là một nước có nền tảng là kinh tế nông nghiệp, tôi băn khoăn là với thiết kế 30% đó, số người còn lại sẽ đi đâu?

Bởi trong 10 năm tới, khi lương nhân công ở Việt Nam tăng lên, thì các công ty làm về may mặc hoặc da giày sẽ chuyển tới Campuchia, Myanmar hoặc Lào. Liệu rằng trong 10 năm tới, Việt Nam đã trở thành cường quốc xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao như chip máy tính chưa?

Ý ông là nông nghiệp vẫn sẽ là thế mạnh của Việt Nam?

Việt Nam có truyền thống làm nông nghiệp, nhưng hiện nay, so với các nước láng giềng, giá trị gia tăng trong lĩnh vực này rất thấp, tính trên đầu người rất thấp, không chỉ so với Thái Lan, Trung Quốc, Philippines mà thậm chí so với cả Campuchia. Bởi phần lớn đất đai của Việt Nam là dành cho lúa gạo, là loại hàng có giá trị thấp.

Nhưng Việt Nam vẫn đang là nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới về gạo?

Nông dân vẫn phải làm việc vất vả Ảnh: Hồng Vĩnh
Nông dân vẫn phải làm việc vất vả.  Ảnh: Hồng Vĩnh.

Đúng là Việt Nam đang đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo, thứ hai về cà phê, thứ 5 về chè, thứ nhất về tiêu đen… Mặc dù vậy, hãy suy xét một chút. Nếu như hầu hết gạo của Thái Lan xuất với giá 700 – 800 USD/tấn, thì gạo của Việt Nam lại chỉ có giá 300 – 400 USD.

Dù sản lượng gạo của Việt Nam rất cao nhưng nông dân Thái vẫn giàu có hơn nông dân Việt Nam. Họ có những nông trang lớn, phương thức canh tác khác nên giá trị tăng thêm cũng cao hơn.

Gạo của Việt Nam hầu hết được bán cho khách hàng là các tổ chức công ở Philippines, Indonesia, dành cho các chương trình phân phối cho người có thu nhập thấp, có bao cấp của Chính phủ. Đó không phải là khách hàng.

Những người muốn mua gạo của Việt Nam không phải là khách hàng giàu có; họ thích gạo của Thái Lan, Pakistan, Indonesia hơn. Nên Việt Nam không xuất gạo sang các thị trường như Đức, Mỹ. Họ sẵn sàng trả hàng ngàn USD cho một tấn gạo, còn Việt Nam chỉ xuất loại 400 USD cho Philippines, Indonesia, Iraq, Cuba…

Tôi muốn nói rằng, khi còn là một nước có thu nhập thấp, Việt Nam đã làm tốt việc xuất khẩu gạo (giá thấp). Nhưng hiện nay, các bạn đã là nước có thu nhập trung bình, thì nông dân cần phải bán ra các sản phẩm có giá trị cao hơn, xứng đáng với công sức, với số đất đai, nước…đã bỏ ra.

Vậy Việt Nam cần phải thay đổi thế nào, theo ông?

Không chỉ riêng với gạo, thủy sản cũng thế. Vấn đề là xuất khẩu một con cá thôi, chứ không cần xuất đến 2 triệu tấn. Là nhà xuất khẩu lớn về số lượng không cần thiết là điều tốt, vì nó tiêu hao nhiều tài nguyên như đất, nước, công sức. Các bạn phải tạo ra giá trị cao cho các sản phẩm
của mình.

Vì sao Việt Nam chưa làm được điều đó?

Tôi rất ngạc nhiên là tại sao vốn đầu tư nước ngoài FDI vào nông nghiệp Việt Nam lại ít ỏi như vậy. Có thể là do ngành nông nghiệp Việt Nam có nhiều công ty Nhà nước, họ can dự ở nhiều lĩnh vực và khiến các nhà đầu tư nước ngoài không biết “luật chơi” là gì, khiến khu vực tư nhân băn khoăn, làm sao họ có thể cạnh tranh.

Thứ hai, nông nghiệp Việt Nam không có điều kiện để làm những điền trang lớn (diện tích bị chia cắt thành các khoảnh nhỏ). Các nhà đầu tư khó có thể làm việc với hàng ngàn nông dân được. Chẳng hạn như ở Thái Lan, Campuchia, họ có những thửa rộng hàng ngàn hecta.

Trở lại câu chuyện nhân lực ngành nông nghiệp, theo ông, Việt Nam cần có định hướng như thế nào?

Lực lượng lao động dồi dào của các bạn có thể giúp tạo ra hàng hóa nông thủy sản có giá trị cao. Chẳng hạn, họ tham gia chuỗi nhà máy chế biến hoặc hệ thống dịch vụ phân phối nông sản. Đó là nơi Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển.

Hiện Việt Nam vẫn là nguồn xuất thô nhiều nguyên liệu, chứ ít thấy sản phẩm Made in Vietnam. Việt Nam có nhiều tre nhưng lợi nhuận lại được làm ra ở Trung Quốc. Họ nhập tre và làm ra các sản phẩm có giá trị cao.

Họ nhập sắn từ Việt Nam để chế biến thức ăn chăn nuôi… Nhiều loại nguyên liệu khác cũng vậy. Nếu không có đầu tư thì Việt Nam mãi chỉ là nơi cung cấp nguyên liệu thô và lợi nhuận được tạo ra ở những nơi khác.

Và ấn tượng của tôi với nông thôn Việt Nam là người nông dân không được hưởng thụ sự giàu có từ công việc của mình và họ vẫn phải làm việc rất vất vả.

Cảm ơn ông.

Phương Anh thực hiện

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.