Ngư dân Lý Sơn bội thu mùa cá cơm

Ngư dân Lý Sơn bội thu mùa cá cơm
TP - Gần tuần nay sản lượng khai thác cá cơm ven biển Lý Sơn (Quảng Ngãi) tăng, giá bán cao khiến nhiều ngư dân huyện đảo bội thu.

> Bắt được cá gần hai tấn ở Lý Sơn

Theo các ngư dân xã An Vĩnh (Lý Sơn): Cá cơm quế di cư từng đàn về sống ven đảo, chỉ cần thả thúng, 2 lao động kéo lưới một đêm có thể khai thác được trên một tạ cá (ảnh).

Giá cá cơm thu mua tại cầu cảng Lý Sơn những ngày qua dao động ở mức 12-14.000 đồng/kg, trừ chi phí, mỗi lao động thu nhập 500-800 nghìn đồng/đêm. Nhiều lao động trên thuyền trúng lớn có thể đạt trên dưới 1 triệu đồng mỗi người/đêm.

Ông Trần Ngọc Nguyên, Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn cho hay: Năm nào cá cơm cũng xuất hiện nhiều trên vùng biển ven đảo từ đầu tháng 2 âm lịch và kéo dài đến 2-3 tháng. Năm nay mật độ cá cơm di cư về đông, cộng với thời tiết thuận lợi nên ngư dân bội thu.

Theo phòng Kinh tế, UBND huyện Lý Sơn: Phần lớn tàu thuyền ngư dân tạm gác nghề đánh bắt xa khơi để theo thuyền thúng khai thác cá cơm. Ước tính mỗi đêm, các ngư dân trên huyện kéo khoảng 30 tấn cá cơm.

Ngày 29-2, ông Trần Xuân Thịnh, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên cao su Mang Yang đã về thăm và trao quà cho 10 hộ nghèo ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, mỗi hộ 10 triệu đồng. Đây là nguồn kinh phí trích từ quỹ phúc lợi của doanh nghiệp.

Phó Chủ tịch huyện đảo Lý Sơn ông Phạm Hoàng Linh cho biết, những hộ được nhận hỗ trợ đều là gia đình khó khăn ở 2 xã An Hải và An Vĩnh, trong đó nhiều gia đình có người thân bị bắt, bị chết khi đi biển. Sự quan tâm giúp đỡ, chia sẻ của cộng đồng, xã hội sẽ góp phần cùng địa phương vượt qua khó khăn, tiếp tục bám biển.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.