'Đi đêm' lãi suất, doanh nghiệp vẫn khó vay

Nhiều ngân hàng công bố gói lãi suất thấp nhưng DN không dễ vay Ảnh: Đại Dương
Nhiều ngân hàng công bố gói lãi suất thấp nhưng DN không dễ vay Ảnh: Đại Dương
TP - Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất khá yên ả, còn bên ngoài, nguồn vốn huy động từ dân vẫn phá rào. Còn ngân hàng, kể cả dồi dào thanh khoản nhưng vẫn ngại cho vay vì sợ rủi ro.

> 'Đi đêm' tái diễn

Nhiều ngân hàng công bố gói lãi suất thấp nhưng DN không dễ vay Ảnh: Đại Dương
Nhiều ngân hàng công bố gói lãi suất thấp nhưng DN không dễ vay.   Ảnh: Đại Dương.

Lãi suất: “Trong êm, ngoài sóng”

Thị trường liên ngân hàng yên ả. Lãi suất qua đêm khoảng 8%-9%/năm; 1 tuần khoảng 9%-10%/năm; 2 tuần trên 10%/năm.

Đây cũng là tuần NHNN hút ròng qua thị trường mở (OMO) và phát hành tín phiếu lớn, khoảng 13.834 tỷ đồng. Sở dĩ thị trường không có sóng là do cầu vốn thấp, nguồn cung VND dồi dào, đẩy lãi suất hạ nhiệt.

Một cán bộ nghiệp vụ trên thị trường này cho hay, bản chất của câu chuyện đó là chợ lãi suất đang có khá nhiều người bán (những ngân hàng dồi dào nguồn vốn), tuy nhiên lại rất ít người mua do khách hàng không đủ điều kiện.

Những ngân hàng đang căng thẳng và có nhu cầu về vốn thì không có tài sản đảm bảo thế chấp, nên không đủ điều kiện vay mượn.

Về hiện tượng này, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt nói: “Hiện ngân hàng tôi thanh khoản đang rất dồi dào, nhưng cho vay ra thế nào ngay cả trên thị trường 1 (OMO) và 2 lại là một vấn đề phải cân nhắc”.

Trái với cảnh chợ chiều thị trường liên ngân hàng, thị trường huy động vốn từ dân cư hiện tượng “đi đêm” lãi suất lại bắt đầu nóng trở lại.

Phụ trách khách hàng cá nhân của một ngân hàng, thừa nhận lãi suất tiền gửi VND từ 1 tháng trở lên hiện có thể lách bằng hình thức thưởng lãi suất, quà khuyến mãi hay tham gia dự thưởng với mức tính tương ứng 16-17%/năm.

Điều đáng nói theo vị này, không chỉ những ngân hàng gặp khó trong thanh khoản mà cả những ngân hàng dồi dào cũng buộc phải có cơ chế lãi suất “mềm” để giữ khách.

Mức thương lượng phổ biến là lãi suất trần 13%/năm cộng 2%, 3% hoặc 4%, tùy theo từng ngân hàng và số tiền lớn hay nhỏ. T

rưởng phòng giao dịch quận Hoàn Kiếm của một ngân hàng thương mại lớn, cho biết anh vừa phải dùng cơ chế “mềm”, lấy chính từ quỹ tiền thưởng của phòng để giữ chân một khách VIP có khoản tiền gửi hơn 5 tỷ đồng.

DN - “Sức khoẻ” tốt mới được vay

Ngay khi Chính phủ, NHNN có chỉ đạo hạ cả lãi suất huy động và cho vay, liên tục từ thời điểm đầu năm tới nay, các ngân hàng đã đua nhau đưa ra các gói lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất vay thông thường từ 1-1,5%/năm, với tổng nguồn vốn lên đến cả ngàn tỷ đồng, mức lãi suất từ 16-17,5%/năm.

Tuy nhiên, khi được hỏi tình hình giải ngân các gói này thế nào, thì hầu hết lãnh đạo các ngân hàng đều từ chối trả lời, với lý do chưa có báo cáo.

Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần phía Nam, cho biết: “Các gói lãi suất thấp chủ yếu dành cho khách hàng ruột lâu năm, nhưng cũng rất hạn chế, bởi đây là thời điểm rất nhiều DN đang hấp hối.

Chúng tôi không dám tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá. Nhỡ đến tháng 6 này khi soát xét lại mà nợ xấu tăng lên, NHNN khi phân loại lại hạ nhóm tăng trưởng thì hội đồng quản trị ngân hàng sẽ không để yên...”.

Giám đốc khối khách hàng DN chi nhánh Hà Nội một ngân hàng cổ phần có chỉ tiêu tăng trưởng 15% cũng thừa nhận trong cả quý I này, anh chỉ đạo nhân viên rất hạn chế việc giải ngân, đặc biệt với khách hàng mới.

Theo TS Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ, việc giảm lãi suất huy động xuống 13% không có nghĩa là DN vay vốn dễ dàng hơn. Thời điểm này, lãi suất đi vay 17-19% vẫn là quá cao với doanh nghiệp.

“Đại bộ phận DN đều thiếu vốn và đều trông chờ vào vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Song bản thân DN cũng phải tính toán đến khả năng trả nợ, nên thật sự cần thiết mới vay.

Còn những DN vay bằng mọi giá lúc này, rất rủi ro. Chưa kể, có vay được hay không lại phải đáp ứng các điều kiện rất khắt khe của ngân hàng, như dự án tốt, khả thi, có thể trả được nợ vay”- ông Kiêm nói.

Còn ông Nguyễn Đức Hưởng thì nói thẳng: “Để giải ngân, ngân hàng phải xem “sức khoẻ” của DN. Chúng tôi phải nhìn vào tổng tài sản có, số nợ họ phải trả. Ở Việt Nam hiện nay có một hiện tượng rất nhiều DN số vay nợ vượt xa tài sản có rất nhiều...”.

Lãi suất có thể giảm tiếp

Trao đổi với Tiền Phong, một lãnh đạo NHNN cho biết, lãi suất vẫn có thể giảm tiếp. Hiện mức huy động 13%/năm là một tỷ suất sinh lời khá cao trong giai đoạn hiện nay, nếu so sánh với khó khăn của thị trường bất động sản hay chứng khoán.

Liên quan đến việc các ngân hàng “đi đêm” lãi suất, ông thừa nhận thị trường ngân hàng đã có một thời gian phát triển quá nóng và bây giờ đang phải trả giá. NHNN vẫn đang đeo bám rất sát việc điều tiết vốn giữa các ngân hàng với nhau cùng với biện pháp tái cấp vốn. NHNN đang làm từng bước để giải quyết cho xong câu chuyện thanh khoản.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.