'Trảm' nhiều dự án FDI tỷ đô

Biển Quảng Nam nhiều tiềm năng nhưng vẫn chưa thu hút được nhà đầu tư có năng lực Ảnh: Phong Cầm
Biển Quảng Nam nhiều tiềm năng nhưng vẫn chưa thu hút được nhà đầu tư có năng lực Ảnh: Phong Cầm
TP - Đua nhau thu hút dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với số vốn hàng tỷ USD. Nay nhiều tỉnh lại phải cắn răng rút giấy chứng nhận đầu tư, vì dự án không được triển khai.

> Thành phố đáng sống

Hệ lụy là người dân phải gánh chịu do những đại dự án quy hoạch treo nhiều năm trời.

Biển Quảng Nam nhiều tiềm năng nhưng vẫn chưa thu hút được nhà đầu tư có năng lực Ảnh: Phong Cầm
Biển Quảng Nam nhiều tiềm năng nhưng vẫn chưa thu hút được nhà đầu tư có năng lực.  Ảnh: Phong Cầm.

Khủng cũng loại bỏ

Tháng 2-2012, sau bốn năm cấp phép nhưng chủ đầu tư là Cty TNHH Good Choice USA - Việt Nam (Mỹ) không triển khai được dự án, nên bị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án Khu công viên văn hóa thế giới kỳ diệu, với tổng vốn đăng ký gần 1,3 tỷ USD.

Trước đó, hàng loạt dự án FDI có vốn đăng ký hàng tỷ USD cũng bị các tỉnh thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, như: Dự án Thành phố Sáng tạo có vốn đăng ký 11,4 tỷ USD ở Phú Yên; dự án Thép Cà Ná 9,8 tỷ USD ở Ninh Thuận; dự án Bãi Biển Rồng hơn 4 tỷ USD ở Quảng Nam; tỉnh Bắc Giang cũng thu hồi 12 dự án; Quảng Nam 8 dự án; Bình Định 4 dự án; Cao Bằng 3 dự án; Phú Yên 1 dự án...

Đáng chú ý, các dự án vốn FDI trên, có diện tích chiếm đất rất lớn, nên việc chậm triển khai, đến mức bị rút giấy chứng nhận đầu tư gây hậu quả không nhỏ cho người dân địa phương.

Ví như Dự án Bãi Biển Rồng (vốn đăng ký 4,15 tỷ USD) bị tỉnh Quảng Nam thu hồi giấy phép. Dự án này dự kiến triển khai trên 400 ha tại xã Điện Dương, huyện Điện Bàn.

Theo quy định, chủ đầu tư phải thực hiện ký quỹ bảo đảm đầu tư 4 triệu USD và phải triển khai thực hiện dự án trong 6 tháng sau đó.

Tuy nhiên, quá thời hạn (tháng 4-2010) chủ đầu tư vẫn chưa nộp tiền kí quỹ, chưa lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB), chưa triển khai các bước thực hiện đầu tư.

Theo tìm hiểu của phóng viên, từ khi có dự án, người dân nơi đây bị “treo” khá nhiều quyền, từ việc sửa sang nhà cửa tới việc làm ăn, bởi không ai dám đầu tư khi biết đất đai của gia đình mình sẽ bị thu hồi...

Ông Nguyễn Ngọc Truyền - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, chủ trương của tỉnh là kiên quyết thu hồi các dự án du lịch ven biển nếu không thực hiện đúng cam kết, ký quỹ đảm bảo đầu tư. Riêng dự án bãi biển Rồng tỉnh đang chờ chủ trương của Chính phủ để mời nhà đầu tư khác.

Theo Sở KH-ĐT Quảng Nam, tỉnh này đang hoàn tất các thủ tục để thu hồi tiếp Dự án Khu du lịch sinh thái biển của Cty Pegasus Fund 1 VN, do chậm tiến độ.

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng thu hồi, đang xử lý tồn tại 3 dự án khác tại khu vực du lịch ven biển Hội An - Điện Bàn với lý do tương tự, gồm: Khu du lịch Annatara Resort và Spa Hội An của Cty TNHH ngành ảnh và TDTT Trường Sơn, khu du lịch sinh thái Hòn Ngọc Hội An II của Cty TNHH Phát triển La Perla Sông Hàn và Trung tâm điều dưỡng phục hồi chức năng Bệnh viện C Đà Nẵng.

Ông Lê Phước Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết tỉnh kiên quyết thu hồi giấy phép đầu tư các dự án du lịch ven biển chậm triển khai, vì các dự án treo ảnh hưởng quy hoạch phát triển tổng thể của tỉnh.

Ông Trịnh Hữu Thắng - Giám đốc Sở KH-ĐT Bắc Giang cho biết, UBND tỉnh này đang chỉ đạo, đôn đốc Tập đoàn Hồng Hải (Foxconn) khẩn trương xây dựng hạ tầng KCN Vân Trung.

Nếu Foxconn tiếp tục không triển khai dự án trong thời gian tới, chắc chắn tỉnh sẽ thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.

Bệnh thành tích

Ngoài thu hồi dự án Bãi Biển Rồng, trong năm 2012, Quảng Nam sẽ tiếp tục thu hồi nhiều dự án khác Ảnh: Phong Cầm
Ngoài thu hồi dự án Bãi Biển Rồng, trong năm 2012, Quảng Nam sẽ tiếp tục thu hồi nhiều dự án khác.  Ảnh: Phong Cầm.

Theo GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trong thời gian qua, nhiều địa phương mặc dù chưa có đủ điều kiện thích hợp nhưng vẫn tiếp nhận những dự án có vốn đăng ký lên tới hàng tỷ USD. Các địa phương cần thực hiện quyền lựa chọn dự án.

Tuy nhiên, thực trạng đáng buồn là, nhiều địa phương, ban quản lý KCN-KKT chưa thực hiện đầy đủ quyền lựa chọn của mình, bị động với ý đồ của nhà đầu tư.

Do vậy, phá vỡ quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ, không bảo đảm lợi ích đất nước trong việc thu hút FDI. “Việc các địa phương thu hồi dự án FDI chậm tiến độ là cần thiết, không thể để kéo dài tình trạng một số nhà đầu tư rởm vẫn được cấp phép dự án có vốn đăng ký lên tới hàng tỷ USD” - ông Nguyễn Mại nói.

Tại một hội thảo mới đây, ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định, để xảy ra các hệ luỵ hiện nay về thu hút FDI là do tư duy nhiệm kỳ.

Nên nhiều lãnh đạo địa phương muốn thành tích đưa được thật nhiều dự án FDI lớn về tỉnh mình, vì thế không lựa chọn kỹ càng.

Ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT) cho biết, một số địa phương trong quá trình xử lý còn thiên về lợi ích trước mắt mà chưa tính đến lợi ích lâu dài, vì lợi ích địa phương mà bỏ qua lợi ích quốc gia.

Theo ông Hoàng, những tồn tại, hạn chế của khu vực FDI có nguyên nhân từ sự yếu kém của nội tại nền kinh tế cũng như hạn chế trong việc hoạch định và thực thi chính sách pháp luật về đầu tư nước ngoài tại địa phương.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.