Đầu tư cho tam nông: Chưa hiệu quả, thiếu bền vững

Đầu tư cho tam nông: Chưa hiệu quả, thiếu bền vững
TP - Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân sáng 18-4 tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn giám sát đề nghị tăng gấp đôi đầu tư cho lĩnh vực này trong giai đoạn tới. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, cần huy động thêm nguồn lực xã hội, không thể chỉ trông chờ ngân sách.
Những thiết bị cơ giới như máy kéo, máy gặt luôn là niềm mơ ước của nhiều nông dân ĐBSCL. Ảnh: N.TRINH
Những thiết bị cơ giới như máy kéo, máy gặt luôn là niềm mơ ước của nhiều nông dân ĐBSCL. Ảnh: N.TRINH.

Thay mặt Đoàn giám sát, Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết, giai đoạn 2006 – 2011, tổng vốn đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân (NNNDNT) từ nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu chính phủ là 432.787 tỉ đồng, bằng 49,67% tổng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ. Đến 2011, cả nước có 8.940 xã có đường ô tô đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã (chiếm 98,6% tổng số xã). Các chỉ số phát triển hạ tầng nông thôn (hệ thống y tế, trường học, điện, nước sạch, chợ, vệ sinh môi trường, mạng lưới thông tin văn hóa) đuợc cải thiện đáng kể.

Báo cáo cũng cho rằng, nguồn lực đầu tư vẫn còn thiếu so với yêu cầu, còn đầu tư dàn trải, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, có nơi xảy ra sai phạm trong quản lý đầu tư. Đoàn giám sát đề nghị, cần tăng ngân sách nhà nước cho NNNDNT giai đoạn 2011-2015 cao gấp 2 lần giai đoạn 2006-2010. Đặc biệt, cần tăng vốn đầu tư cho các tỉnh nghèo, tỉnh miền núi, những địa phương khó có điều kiện thu hút đầu tư từ các nguồn vốn khác.

Chủ nhiệm UB Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, chúng ta đầu tư cho NNNDNT rất lớn (chiếm gần 50% tổng vốn đầu tư ngân sách) nhưng kết quả chưa tương xứng.

“Phải làm rõ bộ mặt nông thôn đã thay đổi như thế nào trong 5 năm qua và thách thức trong 10 năm tới là gì, chuyển dịch cơ cấu lao động như thế nào. Ngoài ra, nên tập trung vào chính sách giảm nghèo, bởi đây là vấn đề trọng tâm của nông thôn, nhất là tình trạng thoát nghèo không bền vững, khả năng tái nghèo là cao. Chúng ta phải có chính sách mới cho số hộ cận nghèo”, Chủ nhiệm UB các vấn đề về xã hội của QH Trương Thị Mai kiến nghị.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng, cần phải huy động nguồn lực từ sức dân, Nhà nước và nhân dân cùng làm chứ không thể trông vào mỗi Nhà nước. Theo tính toán, để xây dựng một xã (theo chương trình xây dựng nông thôn mới), cần đầu tư ít nhất 220 tỷ đồng.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.