Độc quyền doanh nghiệp nhờ... nhà nước

Độc quyền doanh nghiệp nhờ... nhà nước
TP - Tại diễn đàn Đẩy mạnh cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước: Tư duy và hành động, do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (Giz) tổ chức ngày 8-11, nhiều chuyên gia cho rằng, chính nhà nước đã tiếp tay cho doanh nghiệp nhà nước (DNNN), làm méo mó thị trường...

> Cần loại bỏ ưu đãi với doanh nghiệp nhà nước

TS Trần Tiến Cường - nguyên trưởng Ban cải cách và phát triển doanh nghiệp (CIEM) cho biết, DNNN 100% vốn nhà nước trên thực tế vẫn đang nắm giữ nhiều ngành, lĩnh vực quan trọng, có ảnh hưởng lan toả (tích cực hay tiêu cực) trong nền kinh tế.

Trong số 1.309 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có 452 doanh nghiệp là thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh và tham gia công ích. Số 857 doanh nghiệp còn lại (tức 65,5%) là hoạt động kinh doanh.

“Chính nhà nước - với chức năng quản lý nhà nước, là người cầm cân nảy mực về cạnh tranh và độc quyền nhưng lại để cho Nhà nước - với chức năng chủ sở hữu tạo ra tình trạng độc quyền này” - ông Cường nói.

Theo TS Hồ Sỹ Hùng - Cục trưởng Quản lý doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT), hầu hết các doanh nghiệp đã được chuyển đổi sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 dưới các hình thức pháp lý là Cty TNHH và Cty cổ phần nên vấn đề quản lý của chủ sở hữu nhà nước càng đặt ra rất bức xúc.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chi tiết gói viện trợ Mỹ sắp chuyển cho Ukraine
Chi tiết gói viện trợ Mỹ sắp chuyển cho Ukraine
TPO - Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 24/4 đã công bố gói hỗ trợ an ninh mới cho Ukraine, trị giá ước tính khoảng 1 tỷ USD. Động thái này diễn ra ngay sau khi Thượng viện Mỹ thông qua dự luật viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD, bao gồm gần 61 tỷ USD dành cho Ukraine.