Bạc tóc vì… vàng trang sức

Bạc tóc vì… vàng trang sức
Có mặt tại một tiệm kim hoàn trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội), chúng tôi chứng kiến một khách hàng bán nữ trang thất thần vì lỗ quá nhiều so với giá mua 3 năm trước.

Bạc tóc vì… vàng trang sức

> NHNN có thể phát hành mác vàng riêng, SJC hết độc quyền?

> Thống đốc Ngân hàng: Không nhất thiết phải bình ổn giá vàng

Có mặt tại một tiệm kim hoàn trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội), chúng tôi chứng kiến một khách hàng bán nữ trang thất thần vì lỗ quá nhiều so với giá mua 3 năm trước.

Thông tin “vàng thiếu tuổi” khiến người cầm vàng phi SJC thêm lo lắng
Thông tin “vàng thiếu tuổi” khiến người cầm vàng phi SJC thêm lo lắng.
 

Có mặt tại một tiệm kim hoàn trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội), chúng tôi chứng kiến một khách hàng bán nữ trang thất thần vì lỗ quá nhiều so với giá mua 3 năm trước. Đó là bà Nguyễn Thị Minh, phố Kim Hoa, phường Phương Liên, quận Đống Đa.

Bà Minh than thở: “Tôi cần tiền gấp phải mang cái lắc tay đi bán. Sau khi cân trọng lượng, xem tuổi vàng, chủ tiệm cho biết chiếc lắc vàng 24K trọng lượng 2,33 chỉ được mua với giá 8 triệu đồng trong khi cách đây 3 năm giá vàng còn thấp, tôi đã mua với giá 8,5 triệu đồng. Thắc mắc thì chủ tiệm nói: Vàng này 24K nhưng chỉ được 8 “tuổi”. Vàng 24K đúng tuổi là 9 (90%) hoặc 10 tuổi (99,99%)”.

Nhiều cách gian lận tuổi vàng

“Vàng nhẫn, nữ trang rất khó kiểm soát chất lượng. Bởi, công thức làm vàng đơn giản là nấu vàng, đổ ra thỏi dài cán cháy lại thành sản phẩm theo ý muốn nên trong quá trình thực hiện, họ có thể làm mọi cách hạ tuổi vàng để kiếm lời. Làm đủ tuổi vàng lãi được 3 phần thì gian lận có thể lãi tới 7 phần.

Đây cũng là lý do vì sao mua ở tiệm nào phải bán ở tiệm đấy để tránh bị hạ tuổi vàng. Có khá nhiều cách gian lận vàng, chẳng hạn như: Gian lận ở các mối hàn, “vẩy hàn”… Với món trang sức nhiều hoa văn thì khả năng bị gian lận càng lớn, thậm chí vàng chỗ nhiều mối hoa văn có khi chỉ 1, 2 tuổi”.

Cũng tại tiệm vàng trên, một khách hàng đến bán chiếc nhẫn trơn vàng 9999 từng mua tại đây cũng bị đánh tụt trọng lượng. Vị khách đó thắc mắc thì được nhân viên giải thích: “Đeo vàng lâu năm bị hao mòn thì phải chấp nhận thôi”.

Doanh nghiệp kinh doanh vàng lại có ý kiến khác. Theo ông Nguyễn Hữu Đang, phụ trách kinh doanh Công ty vàng bạc Bảo Tín Minh Châu, mỗi tiệm vàng có một cách thử vàng khác nhau.

Với vàng 18K, 24K thử với máy đo tỉ trọng thường không chính xác, độ sai lệch có khi lên đến 2-3 tuổi.

Còn thử tuổi vàng bằng axít là tương đối chính xác. Nếu vàng màu hồng thì đúng tuổi, còn màu xám ngả xanh là đã bị hạ tuổi khá nhiều. Tuy nhiên, kiểm tra bằng cách nào cũng dựa trên kinh nghiệm để đoán tuổi vàng. Vì vậy mới xảy ra tình trạng mỗi nơi thu mua một giá, nhất là với vàng nữ trang.

Không thể phó mặc cho SJC

Đại diện Vụ Quản lý ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, SJC được NHNN giao gia công vàng, phải chịu trách nhiệm về vàng miếng thành phẩm, nên bắt buộc phải lấy chuẩn bằng máy kiểm định của SJC. NHNN sẽ có phương án kiểm định và phương án đổi vàng để đảm bảo hài hòa giữa chính sách của Nhà nước và lợi ích của cả người dân cũng như doanh nghiệp. Bởi vậy, người dân cần bình tĩnh trong thời gian này.

Tuy nhiên, ông Đinh Nho Bảng, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh vàng lại cho rằng: “Việc lấy một doanh nghiệp khác để kiểm định SJC là không thể được, mà lấy SJC làm chuẩn cũng không ổn. Một doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kiểm định vàng của người khác thì không khách quan. Máy kiểm định vàng phải nằm trong cơ quan độc lập của Nhà nước mới khách quan”.

Tương tự, ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư và kinh doanh vàng Việt Nam cũng cho rằng, NHNN là cơ quan quản lý vàng trong đó có quản lý chất lượng, cấp giấy phép, độc quyền sản xuất, nên NHNN phải là đơn vị kiểm định chất lượng vàng. SJC công bố một số thương hiệu không đủ tuổi vàng thì NHNN phải đứng ra kiểm định máy kiểm định của Công ty SJC trước, đủ tiêu chuẩn mới cho kiểm định vàng của doanh nghiệp khác. Vì SJC cũng là doanh nghiệp, mục tiêu là lợi nhuận.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam khẳng định, đối với những doanh nghiệp sản xuất vàng không đủ tuổi, NHNN cần có chế tài xử phạt. Đối với người tiêu dùng, nếu mua phải vàng không đủ tuổi nhưng vẫn giữ hóa đơn, chứng từ thì nơi bán phải chịu trách nhiệm. Người tiêu dùng có thể yêu cầu nơi bán bồi thường thiệt hại cho mình. Nếu người tiêu dùng không đòi được thì Hội Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh... sẽ can thiệp để bảo vệ người tiêu dùng.

Theo GĐ&XH

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG