TP Hồ Chí Minh: Mai Tết nở sớm phụ người trồng

TP Hồ Chí Minh: Mai Tết nở sớm phụ người trồng
TP - Cả tuần nay, nhiều người trồng mai ở TPHCM mất ăn mất ngủ. Không chỉ mất mùa, tình hình kinh tế khó khăn, thương lái vắng bóng khiến lòng người trồng càng thêm héo hắt.

> Mai Tết Bình Định náo nức xuất hàng
> Mai nở rộ, người trồng héo hắt

Hơn nửa tháng nữa mới đến Tết cổ truyền song nhiều vườn mai tại quận Thủ Đức đã bung nụ vàng rực.

Những cây mai cổ thụ cao ba bốn mét giá hàng trăm triệu đồng nở bung từ gốc đến ngọn, chủ vườn phải thuê người bắc thang vặt bằng hết những nụ tầm xuân không mong đợi.

Theo ước tính của nhiều người trồng mai, năm nay, tỷ lệ mai trổ bông trước Tết chiếm từ 70 - 90%. Nhiều gia đình bị thiệt hại nặng nề.

Trưa 18-1, chỉ vườn mai lúp xúp trước mặt, ông Nguyễn Văn Huệ (57 tuổi), chủ vườn mai Hai Còn (số 28 đường 34, khu phố 8, phường Linh Đông, quận Thủ Đức) xót xa: Tui đổ tiền tỷ mua cây giống, phân tro, thuê mướn người làm. Cả năm chăm bẵm, chỉ mong cây đừng phụ người. Vậy mà ông Huệ có trên 20 năm buồn vui cùng nghề trồng mai.

Hai vườn mai của ông rộng hơn 5.000 m2 trồng khoảng 2.000 gốc, trong đó trên 100 gốc mai cổ thụ. Niềm an ủi lớn nhất là hai gốc mai “khủng” hiện có một công ty ở Bình Dương thuê “chưng” Tết với giá gần 50 triệu đồng/cây.

Cúc vàng “liêu xiêu”

Theo Hội Nông dân TPHCM, không chỉ mai vàng, nhiều người trồng hoa Tết tại phường Đông Hưng Thuận (quận 12) đang gặp khó vì những đợt triều cường lớn vừa qua gây ngập nhiều vườn hoa cúc khiến nhiều hộ không kịp trở tay. Ngập úng làm chết hơn 10 nghìn chậu cúc. Để “chữa cháy”, nhiều hộ phải chuyển sang trồng hoa ngắn ngày như vạn thọ, mào gà, hướng dương phục vụ Tết.

“Mấy hôm nay, tui rất căng thẳng. Thời tiết nóng lạnh quá thất thường, việc dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn chỉ trong 24 giờ nên chẳng biết ứng phó thế nào. Kẹt nhất là mấy gốc mai khách gửi bị nở sớm. Tui phải lấy mai của mình đền cho họ chưng Tết. Công chăm sóc cả năm đổ sông đổ biển” - ông Trần Văn Hải, chủ vườn mai Hải Hà (quận 12) nói.

Nhiều nhà vườn cho biết trồng mai cần nhiều vốn. Những gốc nhỏ giá chỉ vài trăm nghìn. Có những gốc mai lớn, thế đẹp, tán rộng, phải trả hàng chục triệu đồng.

Thế nhưng mua về, vốn vẫn “chôn” một chỗ. Nhà vườn phải chăm bẵm, tạo thế suốt nhiều tháng, chờ đến Tết mới có đầu ra.

Giới trồng mai ở TPHCM còn râm ran chuyện đại gia B.S.Th sở hữu nhiều vườn mai tại TPHCM và Bình Dương với hàng nghìn gốc “khủng” nhưng cuối cùng bị phá sản vì mai liên tiếp thất mùa, ông Th mất khả năng thanh toán ngân hàng.

Cách đây 3 năm, chính ông Huệ đã bấm bụng bán miếng đất hương hỏa 300m2 để trả nợ vì nghiệp trồng mai.

Một số thương lái cho biết năm nay, lượng mai vàng đưa ra Bắc trong dịp Tết giảm mạnh vì kinh tế khó khăn, chất lượng hoa không đẹp, trong khi chi phí tăng cao nên sợ không tiêu thụ được.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Bữa cù kì với người nuôi biển

Bữa cù kì với người nuôi biển

TP - Có những bữa ăn không chỉ để no, mà để nhớ. Nhớ cái khoảnh khắc ngồi giữa mênh mông vịnh biển, gió mặn mòi phả vào mặt, mây thấp lững lờ trên đầu, và trước mặt là những món quà, những ngư dân mộc mạc của biển cả.
Buông câu bên mạn thuyền trên vịnh Ảnh: Nguyễn Tuấn

Câu đêm trên Bái Tử Long

TP - Hè về, gió Nam bắt đầu thổi rì rào qua mặt vịnh và trời chiều kéo dài thêm ánh sáng, người ta thường rủ nhau đi câu mực đêm. Tôi nghe lời rủ của một người bà con ở đảo Quan Lạn, lập tức gật đầu như thể chờ điều ấy từ lâu.
Tác giả trải nghiệm lái ca nô ở biển Vân Đồn

Một thoáng Vân Đồn

TP - Tôi đến Vân Đồn (Quảng Ninh) như một khách phương xa, nhưng lại mang tâm thế của kẻ đã thuộc về nơi ấy tự bao giờ. Câu thơ của cụ Nguyễn Trãi gần 600 năm trước khi qua vùng biên cương gấm vóc vang vọng đâu đây, như thúc giục: “Đường Vân Đồn núi rồi lại núi - Kỳ quan này đất nối trời xây”.
Tâm thế cán bộ, nhân dân Tây Nguyên sau sáp nhập

Tâm thế cán bộ, nhân dân Tây Nguyên sau sáp nhập

TPO - Sau nhiều ngày vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền cấp xã mới, không khí tại các địa phương ở Tây Nguyên trở nên sôi động, khẩn trương, đầy kỳ vọng. Sự thay đổi về bộ máy đang kéo theo chuyển động tích cực từ cơ sở, cán bộ gần dân hơn, lắng nghe nhiều hơn. 
Hòn Cấm vẫn uy nghiêm tồn tại hàng trăm năm nay theo kiểu làng trong rừng và rừng giữa làng. Ảnh: Trương Định

Hòn Cấm - báu vật của làng

TP - Từ bao đời nay, ở vùng thượng nguồn sông Kôn của tỉnh Bình Định, đoạn chảy qua thôn Tiên Hòa (xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh) có một cánh rừng không cần rào chắn, không người canh giữ, nhưng vẫn nguyên vẹn.
Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

TP - Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa (xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) còn được biết đến với tên gọi thân thương: làng Gà. Thôn hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".
Nụ cười trẻ thơ ngày chiến thắng tại sân bay Mỹ Tho Ảnh: Trần Nhã

'Tao là nhà báo'!

TP - “Tao là Nhà báo!”. Câu nói đầy khí phách của phóng viên Nguyễn Thanh Long (Sóc Trăng) khi bị thương, sa vào tay địch trong đợt Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 tại Bạc Liêu khiến đối phương phải nể phục. Ông bị đày ra Côn Đảo, trao trả khi có Hiệp định Paris 1973, lại tiếp tục nghề báo đến ngày toàn thắng.
Là chuyên viên Ban Xây dựng Đoàn, chị Vũ Thị Ngân Hà luôn chủ động viết những tin, bài tuyên truyền về các hoạt động của Đoàn Thanh niên tỉnh Điện Biên

100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam: Những người viết báo tay ngang

TP - 100 năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là sự nghiệp của những nhà báo chuyên nghiệp mà còn có sự đóng góp của những người viết không chuyên. Những bài báo của họ được viết ra từ thao trường, chốt gác hay những buổi sinh hoạt Đoàn nên chất liệu thực tế đậm đặc và thấm đẫm tinh thần báo chí chân chính: khách quan, nhân văn và vì lợi ích chung.
Bạn trẻ lựa mua vải đầu mùa

Mùa vải chín

TP - Vào một ngày đầu hạ, khi trời còn vương chút mát lành của những cơn mưa đêm, anh bất chợt thấy trên con phố Giải Phóng xuất hiện những chiếc xe ô tô con nhỏ, chở đầy vải từ quê lên.