Ba 'ông lớn' liên minh để độc quyền?

Ba 'ông lớn' liên minh để độc quyền?
Ba “ông lớn” là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) ký văn bản hợp tác chiến lược giai đoạn 2013-2018.

Ba 'ông lớn' liên minh để độc quyền?

> Hà Nội lý giải việc đặt ga tàu điện cạnh hồ Gươm

> Ba tập đoàn kinh tế lớn hợp tác chiến lược 

Ba “ông lớn” là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) ký văn bản hợp tác chiến lược giai đoạn 2013-2018.

Đã bắt đầu xuất hiện những e ngại mới từ sự liên kết độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh năng lượng.

Ba 'ông lớn' liên minh để độc quyền? ảnh 1
 

Những lo lắng này xuất phát từ việc mới đây ba “ông lớn” là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) ký văn bản hợp tác chiến lược giai đoạn 2013-2018.

Chung tay độc quyền?

Là các tập đoàn của nhà nước trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế gồm dầu khí, điện và than đá, ba doanh nghiệp này đều có chung thế thượng phong và sự độc quyền tự nhiên trong lĩnh vực hoạt động của mình. Nếu PVN và Vinacomin được giao quản lý và khai thác phần lớn tài nguyên dầu khí, than đá của đất nước trong bối cảnh xuất khẩu dầu thô và than đá đang mang lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế, thì EVN lại đang là đơn vị duy nhất mua điện của các đơn vị sản xuất và bán điện cho các hộ tiêu thụ.

Trong hoạt động sản xuất điện, ba “ông lớn” này chiếm tới 80% công suất nguồn điện hiện có tại Việt Nam. Với thực tiễn giá điện dù không còn rẻ, nhưng vẫn luôn được cho là còn phải tăng thì nỗi lo thị trường năng lượng bị các “ông lớn” này thao túng là hoàn toàn có thể hiểu được, đặc biệt là trong điều kiện thị trường điện cạnh tranh mới đang ở cấp độ đầu tiên và dự kiến cần ít nhất 10 năm nữa mới đi tới giai đoạn cạnh tranh hoàn hảo.

Ngoài ra, theo quy định hiện hành, giá điện chịu tác động bởi ba yếu tố chính là cơ cấu nguồn điện, giá nhiên liệu đầu vào và tỷ giá. Nhưng trong 3 yếu tố này thì chỉ có tỷ giá nằm ngoài tầm với của ba doanh nghiệp nói trên. Còn lại cơ cấu nguồn điện và những đề xuất tăng giá than, giá khí cho điện là điều mà ba doanh nghiệp này có thể tác động ở một mức độ nhất định.

Vì vậy, để các doanh nghiệp không lạm dụng được những ưu thế độc quyền tự nhiên để tạo ra lợi ích riêng cho mình, rất cần một cơ chế giám sát thực sự hữu hiệu từ phía các cơ quan hữu trách. Tuy nhiên, hiện tại cơ chế này lại chưa có; hoặc có, nhưng chưa dễ áp dụng, bởi vấn đề hoạt động công ích và kinh doanh tại các doanh nghiệp này chưa được tách bạch riêng rẽ.

Có xuôi chèo, mát mái?

Không phải tới bây giờ các “ông lớn” trong lĩnh vực năng lượng này mới có những thỏa thuận hợp tác chiến lược với nhau. Vào năm 2007, PVN đã ký thỏa thuận hợp tác với EVN; năm 2009, PVN ký thỏa thuận với Vinacomin. Tuy nhiên, dù đã thỏa thuận hợp tác chiến lược thì quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp này vẫn không xuôi chèo, mát mái. Thậm chí đã có lúc giữa họ đã diễn ra những cuộc khẩu chiến tại nhiều diễn đàn khác nhau.

EVN không chỉ nợ khoảng 14.000 tỷ đồng tiền điện của PVN và khoảng 1.000 tỷ đồng tiền mua điện, mua than của Vinacomin, việc đàm phán giá điện hay thời gian huy động điện giữa các doanh nghiệp của PVN, Vinacomin với EVN luôn gặp khó khăn. hàng loạt nhà máy điện của PVN và các đơn vị thành viên đã hoặc sắp đi vào hoạt động như: nhà máy điện khí Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2, Thủy điện hủa Na, thủy điện Đakđrinh, điện gió Phú Quý, nhưng hợp đồng vẫn đang tạm tính, việc đàm phán giá điện diễn ra một cách ì ạch.

Lý do là hiện giá điện mới chỉ đang ở mức tiệm cận chứ chưa thực sự vận hành theo cơ chế thị trường. Điều này đồng nghĩa là EVN - đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ người mua duy nhất các nguồn điện và chịu trách nhiệm bán đến tay các hộ tiêu thụ - dễ dàng gặp tình trạng thu không đủ chi như vài năm qua.

Chỉ tính riêng khoản lỗ tỷ giá đang được treo lại của EVN đã vào khoảng 26.000 tỷ đồng và sẽ được phân bổ từ năm 2012 đến hết năm 2015. Đó là chưa kể tới khoản nợ ngân hàng khá lớn hiện nay của tập đoàn này. Ở nhiều dự án điện, EVN không có vốn đối ứng mà phải đi vay hoàn toàn (85% vay nước ngoài, 15% vay ngân hàng thương mại trong nước).

Tất cả các khoản vay đều do Chính phủ bảo lãnh, chỉ đạo ngân hàng trong nước cho vay chứ một mình EVN không thể đảm đương nổi. Nói cách khác thì với tư cách là người thu “tiền tươi, thóc thật” cuối cùng từ các hộ tiêu dùng trong dây chuyền sản xuất - phân phối - tiêu thụ điện, EVN dĩ nhiên sẽ phải ưu tiên chi trả các chi phí trong hệ thống EVN và các khoản nợ khác trước tiên. Còn các khoản nợ mua điện từ những đối tác lớn, có tiềm lực tài chính từ lợi thế khai thác tài nguyên như PVN, Vinacomin khó có thể thuộc diện ưu tiên, nhất là khi cả ba đều chung một “mẹ” là nhà nước.

Không chỉ chậm trễ trong đàm phán giá điện, trả tiền điện mà việc huy động điện cũng khó lòng có những thay đổi. Vào mùa mưa, nhu cầu huy động điện khí của EVN giảm, trong khi các nhà máy điện của PVN đều là nhà máy điện khí nên ảnh hưởng đến tình hình sản xuất điện của PVN. Trong quan hệ với Vinacomin, EVN chẳng những nợ tiền điện của các nhà máy điện thuộc Vinacomin mà còn nợ một phần tiền mua than cho các nhà máy điện của mình. Điều này không khác gì với PVN, nhưng ở mức độ thấp hơn, do tỷ trọng của các nhà máy nhiệt điện than của Vinacomin không lớn.

Còn giữa Vinacomin và PVN, trước đây mối quan hệ giữa họ không nhiều. Tuy nhiên, khi PVN đưa vào vận hành hàng loạt nhà máy nhiệt điện chạy than và Vinacomin được Chính phủ giao là đầu mối cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện thì những mâu thuẫn giữa PVN và Vinacomin trong đàm phán giá mua bán than, thanh toán tiền mua than, trong khi giá điện chưa theo thị trường, chắc chắn cũng sẽ nảy sinh.

Theo ông Trần Xuân hòa, Chủ tịch hội đồng thành viên Vinacomin, đầu tư một mỏ than hiện nay với công suất 1 triệu tấn/năm mất 200 triệu USD. Ví dụ mỏ than hầm lò Hàm Rồng có độ sâu -300m so với mực nước biển; Núi Béo -500m… đã đội chi phí khai thác than của Vinacomin lên rất cao. Ngoài ra, lực lượng công nhân khai thác hầm lò đang ngày càng thiếu. Vinacomin phải lên tận Tây bắc tìm và tuyển công nhân mà vẫn không đủ. bởi vậy, khi Vinacomin phải giảm xuất khẩu than để đáp ứng nhu cầu than cho điện ở trong nước thì lợi nhuận của Vinacomin chắc chắn sẽ giảm sút mạnh hơn.

Thực tế này cũng có nghĩa là, mặc cho việc ba tập đoàn này bắt tay nhau cùng hợp tác thì những khúc mắc bấy lâu giữa họ sẽ vẫn chưa thể giải quyết ngay được, trong khi lại tạo ra tâm lý e ngại về sự độc quyền mới

Theo Doanh Nhân

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG