Quốc lộ 1 mở rộng hoàn thiện cuối năm 2016

Quốc lộ 1 mở rộng, đoạn chạy qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Quốc lộ 1 mở rộng, đoạn chạy qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa
TPO – Sáng 25/3, Bộ GTVT tổ chức Hội nghị triển khai dự án mở rộng quốc lộ 1 và lễ kỹ kết công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo an toàn giao thông tại các điểm giao cắt với đường sắt.

Tham dự Hội nghị có ông Trương Tấn Viên, Thứ trưởng Bộ GTVT, ông Nguyễn Hoằng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư; Ông Dương Viết Roãn, Phó cục Trưởng Cục Quản lý chất lượng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT); Đại diện Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 4.

Ngoài ra, còn có sự hiện diện của ông Huỳnh Thanh Điền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An; Ông Đinh Văn Điến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cùng nhiều lãnh đạo bộ, ngành và các tỉnh, thành có tuyến quốc lộ 1 đi qua.

Quốc lộ 1 là tuyến đường giao thông từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau) với tổng chiều dài 2.300km. Là tuyến đường huyết mạch, quan trọng hàng đầu Việt Nam, đi qua trung tâm của một nửa số tỉnh thành cả nước, nối liền 4 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

Theo tính toán của Bộ GTVT, hiện nay có khoảng 986km trên tuyến QL1 từ Hà Nội đến Cần Thơ cần đầu tư nâng cấp mở rộng, trong đó có khoảng 639km dự kiến đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước, 347km dự kiến đầu tư theo hình thức BOT.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư hiện nay là 89.362 tỷ đồng trong đó nhu cầu kêu gọi vốn tư nhân để thực hiện các dự án BOT là 34.509 tỷ đồng.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, quy mô toàn tuyến từ Hà Nội đến Cần Thơ gồm 4 làn cho xe cơ giới, 2 làn cho xe máy và có giải phân cách cứng ở giữa; riêng các đoạn đã mở rộng, một số đoạn qua đô thị đã có quy mô 4 làn cho xe cơ giới hoặc tuyến tránh sẽ xem xét ở bước sau.

ầ
Ông Trương Tân Viên, Thứ trưởng Bộ GTVT (trái). Ảnh: Minh Đức

Việc phân kỳ đầu tư chia thành các đoạn, sắp xếp thứ tự ưu tiên hợp lý theo nhu cầu cấp thiết và khả năng huy động vốn để lập dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) có sự tham gia vốn của Nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao Bộ trưởng Bộ GTVT áp dụng cơ chế chỉ định thầu nhà đầu tư, nhà thầu theo đơn giá quy định của Nhà nước, có tiết kiệm 5% giá dự toán.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ GTVT nghiên cứu thống nhất và ban hành mức thu phí sử dụng đường bộ hợp lý để đảm bảo hoàn vốn đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất nguồn vốn cho các dự án cụ thể. Thủ tướng cũng giao Bộ GTVT triển khai lập các dự án đầu tư để kêu gọi đầu tư.

Theo Viết
MỚI - NÓNG