Bia giả, gà thải loại Hàn Quốc tràn ngập thị trường

Bia giả, gà thải loại Hàn Quốc tràn ngập thị trường
Thông tin gà đẻ loại thải Hàn Quốc tái xuất thị trường, làm giả bia Tiger, Heineken, giá vàng giảm sâu rồi tiếp tục tăng đột biến... là những thông tin thị trường được chú ý tuần qua.

Bia giả, gà thải loại Hàn Quốc tràn ngập thị trường

> Phá ổ sản xuất bia Heineken và Tiger giả 

Thông tin gà đẻ loại thải Hàn Quốc tái xuất thị trường, làm giả bia Tiger, Heineken, giá vàng giảm sâu rồi tiếp tục tăng đột biến... là những thông tin thị trường được chú ý tuần qua.

Gà thải loại Hàn Quốc tái chiếm siêu thị

Gà đẻ loại thải nhập khẩu từ Hàn Quốc sau một thời gian vắng bóng lại xuất hiện trên thị trường, đặc biệt là trong hệ thống siêu thị, nhà hàng.

Loại gà này được bán tại một số hệ thống của Metro, Big C Miền Đông, Big C Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình và nhiều hệ thống Big C khác ở TP.HCM và các tỉnh lân cận.

Bia giả, gà thải loại Hàn Quốc tràn ngập thị trường ảnh 1
 

Một số đầu mối nhập khẩu còn cho biết gà đẻ loại thải được sử dụng nhiều ở các quán phở mang thương hiệu “phở gà ta”. Giám đốc một doanh nghiệp nhập khẩu tiết lộ để tiết giảm chi phí, các chủ quán “phở gà ta” thường sử dụng 50% gà nuôi trong nước và 50% gà đẻ loại Hàn Quốc.

Ông Nguyễn Đăng Vang - nguyên Cục trưởng Cục Chăn nuôi, là một trong những người phản đối mạnh nhất việc các cơ quan chức năng cấp phép nhập khẩu gà đẻ loại thải nói: “Tôi đã kiến nghị rất nhiều, thậm chí có tháng bảy lần nói đến vấn đề kiểm soát gà loại thải. Tôi nghĩ đã đến lúc cơ quan chức năng phải đưa ra quy định không cho phép nhập loại gà không còn nhiều giá trị dinh dưỡng như gà đẻ loại thải Hàn Quốc”.

Làm giả bia Heineken, Tiger

Ngày 18.6, trinh sát Đội 7 (PC46) bắt quả tang Thạch Mươne điều khiển xe gắn máy chở 7 két bia chai Tiger đến giao cho một quán ăn trên đường Lý Thường Kiệt, P.9, Q.Tân Bình. Mươne khai nhận Võ Thành Công chỉ đạo chở số bia trên giao cho quán ăn ở Q.Tân Bình. Tiến hành khám xét đại lý bia (số 144/12 Hồng Lạc, P.11, Q.Tân Bình), trinh sát thu giữ thêm 17 két bia Heineken, 20 két bia Tiger, 18 két bia Tiger Crystal, 2 két bia Sài Gòn Lager, 1 máy dập nắp chai bia, vỏ chai, nắp chai bia các loại cùng nhiều tài liệu liên quan đến việc sản xuất bia giả.

Cơ sở này sản xuất bia giả bằng cách mua bia Sài Gòn nhãn xanh, cho nhân viên súc rửa vỏ chai bia Heineken, Tiger đã qua sử dụng; sau đó chiết bia thật vào 1/2 chai và rót bia Sài Gòn xanh vào đầy chai, rồi đưa qua máy dập nắp. Mỗi ngày Công sản xuất được từ 60 két bia giả trở lên với các nhãn hiệu Heineken, Tiger, đem bỏ mối cho nhiều nhà hàng, quán ăn trên địa bàn thành phố với giá: bia Tiger 235.000 đồng/két, bia Tiger bạc 255.000 đồng/két, bia Heineken 310.000 đồng/két.

Metro bán hàng loạt đồ hết hạn sử dụng

Ngày 19/6, Đội quản lý thị trường số 15 đã phát hiện siêu thị Metro Hoàng Mai bán nhiều sản phẩm hết hạn sử dụng. Trong đó có sản phẩm sữa tắm Romano khuyến mãi dầu gội đầu ghi nhãn mác không rõ ràng, 7 vỉ (28 hộp) sữa chua Proby của Công ty CP Sữa Việt Nam – Vinamilk, đã hết hạn sử dụng từ ngày 13/6/2013. Ngoài ra, sản phẩm cóc ngâm chua ngọt của cơ sở Trường Giang (Ấp Tấn Phước, Tấn Mỹ, Chợ mới, An Giang) sản xuất bán trong siêu thị Metro Hoàng Mai, tại thời điểm kiểm tra có 1 hộp bị thoát nước, mất màng nilon co nhiệt…

Bia giả, gà thải loại Hàn Quốc tràn ngập thị trường ảnh 2
 

Cùng thời điểm, người tiêu dùng cũng đã xuất trình với phía Metro Hoàng Mai về hóa đơn mua hàng và số hàng mua phải hết hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng.

Mũ bảo hiểm giả làm từ nhựa tái chế

Ngày 19/6, khi đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia bất ngờ kiểm tra công ty TNHH SX – TM – DV Duyên Lành (số 114, tỉnh lộ 10, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân, TP.HCM) đã phát hiện hàng ngàn sản phẩm MBH dán tem giả chuẩn bị chuyển đi tiêu thụ.

Bước đầu cơ quan chức năng nghi vấn công ty Duyên Lành sản xuất MBH giả bằng công nghệ thủ công, dùng nhựa tái chế để sản xuất. Ngoài ra trong công ty còn có các loại tem gồm nhiều ngôn ngữ như: Anh, Việt, Thái…chỉ chờ các công nhân dán vào các MBH sản xuất tại đây rồi chuyển đi tiêu thụ.

Đại diện công ty Duyên Lành cũng đã xác nhận có dùng nhựa tái chế để thực hiện nhiều công đoạn sản xuất ra BMH thành phẩm. Tem chất lượng thì đặt hàng từ các cơ sở khác để in ấn.

Rửa giấy đen thành đô la Mỹ

Gần đây tại Việt Nam cũng xuất hiện trò lừa đảo sản bằng chiêu tẩy rửa giấy đen thành USD do các đối tượng nước ngoài thực hiện.

Hai đối tượng Golokeh SamBass (37 tuổi) và Karbar Patrich (39 tuổi, cùng quốc tịch Liberia) đã bịa chuyện mang từ Liberia sang Việt Nam 1 triệu USD để đầu tư kinh doanh, nhưng lo ngại bị các cơ quan chức trách Việt Nam kiểm tra và xử lý nên phải bôi đen toàn bộ USD để nguỵ trang.

Muốn tiền trở lại hình dạng ban đầu, cần nhúng số đôla trên vào một loại hoá chất khác. Nhằm tạo niềm tin cho một số người dân, Golokeh SamBass và Karbar Patrich đã thử bôi hoá chất lên các tờ giấy màu đen hình chữ nhật kích thước 6,5 x 15,5cm để biến thành USD. Sau đó, họ ngỏ lời mượn những người chứng kiến 10.000 USD để mua tiếp hoá chất tẩy tiền và hứa hẹn trả công hậu…

Ngày 15/6, trong lúc đang thuyết phục hai phụ nữ đưa tiền thì Golokeh SamBass và Karbar Patrich bị công an Khánh Hòa bắt giữ.

Giá vàng giảm sâu rồi tăng đột biến

Ngày 21/6, giá vàng trong nước cũng giảm về sát mốc 38 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá thấp nhất trong 2 năm qua.

Bia giả, gà thải loại Hàn Quốc tràn ngập thị trường ảnh 3
 

Đầu giờ sáng ngày 21/6, giá mua vào vàng SJC đã giảm về ngưỡng 38,1 triệu đồng/lượng, thấp hơn gần 1 triệu đồng/lượng so với cuối giờ chiều ngày 20/6 và giảm gần 2 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng thứ Hai (ngày 17/6).

Tuy nhiên, đến cuối giờ chiều ngày 21/6, vàng lại tăng giá mạnh trở lại, vượt qua mốc 39 triệu đồng/lượng. Lúc 17h00 giá vàng SJC của công ty VBĐQ Sài Gòn (SJC) giao dịch tại 38,8 – 39,2 triệu đồng/lượng, cao hơn 500 nghìn đồng so với cuối buổi sáng. Tập đoàn DOJI trong khi đó niêm yết vàng miếng SJC tại 38,98 – 39,2 triệu đồng/lượng, tăng 730 nghìn đồng mua vào và 500 nghìn đồng bán ra so với sáng.

Theo Nhị Anh
Vietnamnet

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG