'Một cửa - một dấu' với ngân hàng

'Một cửa - một dấu' với ngân hàng
TP - Tiết giảm chi phí và thu lợi tối đa từ nguồn vốn sẵn có luôn là bài toán đau đầu đối với mỗi CEO. Nhưng trong khi dồn sức chuyển ca hay quy định không để máy lạnh dưới mức 25 độ C để giảm tiền điện, quản lý việc sử dụng nước lãng phí hay cắt giảm bớt đội ngũ bảo vệ…, không nhiều giám đốc biết rằng họ có thể giảm chi phí và thu lợi khá nhiều từ việc dùng dịch vụ ngân hàng trọn gói.

> Sếp Eximbank về Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia

Nhiều cái lợi

Việt Nam hiện đang có tới hơn 100 ngân hàng (cả trong nước và nước ngoài). Mỗi ngân hàng (NH) đều có những thế mạnh riêng nhờ truyền thống hoặc đặc thù doanh nghiệp. Nói đến thanh toán quốc tế là nói đến Vietcombank; nói tới vốn rẻ là nhắc tới BIDV hay nói tới dịch vụ tốt là nói tới nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tốp đầu.

Vì vậy, với nhiều doanh nghiệp (DN), việc mở tải khoản và dùng dịch vụ của nhiều NH là cách làm thông minh. Ông Trần Văn Sơn, giám đốc 1 công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu ở Hà Nội cho biết: “Trước đây, công ty chúng tôi có tài khoản ở NH. Sở dĩ chúng tôi mở nhiều tài khoản như vậy để tận dụng được hết các thế mạnh riêng của từng NH”. Cách làm này cũng được nhiều doanh nghiệp khác áp dụng.Tuy nhiên, việc mở nhiều tài khoản cũng “khá phiền toái” như: tăng nhân lực gián tiếp, tốn chi phí giao dịch, khó quản lý hồ sơ, dễ nhầm lẫn và tốn thời gian. Đặc biệt là ở các doanh nghiệp lớn với hoạt động kinh doanh trải rộng luôn có nhu cầu thu tiền nhanh, thanh toán nhanh, tối đa hóa doanh thu qua các kênh đầu tư và quản lý thông tin chính xác thì “phiền toái” nói trên có thể tăng lên theo cấp số nhân.

Ông Sơn cho biết từ khi chuyển sang sử dụng “dịch vụ ngân hàng trọn gói”, DN đã cắt giảm được 2 kế toán và hạn chế nhầm lẫn không đáng có. Hơn nữa, có thể “giám sát được dòng tiền” ngay lập tức mà chẳng cần đến báo cáo kế toán. “Chỉ cần mở tài khoản ra là tôi biết ngay được tình trạng của các khoản phải thu, phải trả, số tiền mình đang có để ra các quyết định kinh doanh phù hợp”, ông Sơn nói.

Tuy không cho biết con số thực tế nhưng thừa nhận “dòng thu nhập tài chính” trong báo cáo tài chính của công ty tăng lên đáng kể vị giám đốc này chia sẻ một cách hài lòng: “Lãi suất không kỳ hạn hiện giờ chỉ khoảng 0,5% nhưng nếu để hơn một tháng, lãi suất sẽ lên đến gần 7%. Nếu dòng tiền thu mỗi ngày tự động chảy sang tài khoản tiết kiệm, chúng tôi có thêm một khoản thu tương đối ”.

Dùng dịch vụ nào?

“Tuy sự lý giải của về dịch vụ này của các ngân hàng có những nét giống nhau không thể phủ nhận, nhưng khi nghiên cứu kỹ, tôi đã chọn gói dịch vụ của Techcombank. Dù từng loại dịch vụ cụ thể trong gói có thể không phải là rẻ nhất nhưng xét trên tổng thể cả gói thì lợi ích rất hấp dẫn”, lãnh đạo một DN nhập khẩu và phân phối hàng điện tử ở Hà Nội chia sẻ.

Lý giải cho sự lựa chọn , vị lãnh đạo này cho biết: Techcombank có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc với các kênh thu tiền rất nhanh và đa dạng như thu qua quầy, tại địa điểm chỉ định của công ty, qua hệ thống NH Việt Nam, qua hệ thống NH điện tử , hệ thống ATM, hệ thống SMS banking và POS. Điều này giúp chúng tôi rất nhiều khi cần phải giao dịch với một số lượng lớn đại lý và khách hàng với nhiều cách thu tiền khác nhau: từ tiền mặt đến chuyển khoản… Hơn nữa, không chỉ thu tiền nhanh, tiện ích “kết nối trong ngày” của NH đã giúp đưa tiền về tài khoản chung nhanh nhất, giảm chi phí lãi thấu chi nếu có khi chúng tôi cần thanh toán nhanh một khoản tiền lớn nào đó.

Để tối đa hóa lợi ích của dòng tiền, gói dịch vụ này của Techcombank cho phép doanh nghiệp đăng ký một hạn mức tối thiểu cho tài khoản tập trung. Khi tiền về tài khoản này cao hơn mức đã đăng ký, dòng tiền sẽ tự động chảy qua một tài khoản tiết kiệm của NH để doanh nghiệp được hưởng lãi suất cao hơn; khi tài khoản có số dư nhỏ hơn mức đăng ký, tiền sẽ tự động chảy về từ tài khoản tiết kiệm. Đây là một trong nhiều tiện ích mà rất ít NH làm được do không có hệ thống core banking (ngân hàng lõi) mạnh và hiện đại.

Hơn thế nữa, với tiện ích kết nối trực tiếp giữa mạng bán hàng của doanh nghiệp với hệ thống ngân hàng điện tử, khách hàng có thể thanh toán trực tuyến cho số hàng hóa và dịch vụ họ mua của doanh nghiệp. Đây là tính năng cực kỳ quan trọng, giải quyết một trong những bài toán khó của thương mại điện tử.

Tiện ích đặc biệt của gói dịch vụ Techcombank chính là về quản lý. Techcombank cho phép tùy biến báo cáo thu trực tuyến và tức thời, giúp các công ty có đặc điểm bán hàng khác nhau có thông tin để phù hợp với hệ thống kế toán của mình để đối chiếu và đối soát. Quan trọng hơn, ngân hàng còn cho phép kết nối trực tiếp thiết lập giữa hệ thống kế toán và hệ thống NH điện tử củaNH. Mọi thông tin/giao dịch sẽ được truyền tự động giữa hai hệ thống, đảm bảo thời gian xử lý, lỗi giao dịch và chi phí quản lý sẽ là ít nhất.

Với sự đầu tư và triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các sản phẩm, dịch vụ tiện ích nhất dành cho doanh nghiệp, trong nhiều năm qua, Techcombank đã liên tục nhận được các giải thưởng quốc tế lớn. Trong đó lĩnh vực Transaction Banking – Ngân hàng Giao dịch của ngân hàng này đã được nhiều tổ chức uy tín thế giới trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng trao tặng đến 12 giải thưởng danh giá trong ba năm qua. Những giải thưởng: Ngân hàng Quản lý Tiền tệ tốt nhất Việt Nam hay Ngân hàng Tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam chính là minh chứng cho tính ưu việt của dịch vụ này tại Techcombank trên thị trường.
Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.