Nợ 200 triệu đồng, chậm trả 3 tháng có thể cho phá sản

Nợ 200 triệu đồng, chậm trả 3 tháng có thể cho phá sản
TP - Sáng 13/9, Ủy ban Thường vụ QH đã cho ý kiến về dự án Luật Phá sản (sửa đổi).

> Nợ xấu trên 3%, ngân hàng không được mở chi nhánh

Theo Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC), sau 9 năm thực hiện Luật Phá sản, đến nay nhiều quy định của Luật khó thực hiện nên số lượng các vụ phá sản do Tòa án thụ lý chưa nhiều. Một số doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả nhưng không tiến hành phá sản được.

Điều 3 của dự thảo Luật quy định: “DN, HTX không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn từ 200 triệu đồng trở lên trong thời gian 3 tháng, kể từ ngày chủ nợ có yêu cầu thì được coi là lâm vào tình trạng phá sản”.

Chủ nhiệm UB TC-NS Phùng Quốc Hiển cho rằng phá sản là DN mất khả năng thanh toán chứ không thể chỉ vì nợ 200 triệu đồng trong 3 tháng đã bắt họ phá sản.

“Có DN số nợ gấp 10 lần vốn chủ sở hữu nhưng vẫn có nguồn để duy trì thì không thể nói người ta phá sản. Cần phải tính trên một tỷ lệ vốn nhất định chứ không thể là số tuyệt đối. Thời gian cần được nâng từ 3 tháng lên 6 tháng”, ông Hiển nêu ý kiến.

Trong khi đó, Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Sơn cho rằng việc xác định vốn của DN rất khó nên đặt vấn đề là khoản nợ từ 200 triệu đồng trở lên thì chủ nợ có quyền yêu cầu giải quyết phá sản với doanh nghiệp nợ.

“Tiêu chí phá sản không nên có sự phân biệt giữa DN Nhà nước và DN thuộc các thành phần kinh tế khác. Như vậy mới góp phần hạn chế tình trạng đảo nợ, giấu nợ, bơm thêm vốn duy trì doanh nghiệp kém hiệu quả, phản ánh không trung thực thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN”, ông Phùng Quốc Hiển đề nghị.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.