Phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp
TP - Từ 10 - 12/6, tại thành phố Đà Lạt, với sự tài trợ của Cơ quan Hợp tác và Phát triển Hoa Kỳ (USAID) thông qua dự án một cửa Asean (Asean Single Window-ASW) và STAR Plus, Ban Thư ký ASEAN và Hải quan Việt Nam đã đồng tổ chức hội thảo khu vực về phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp.

> Hải quan Bình Dương lắng nghe Doanh nghiệp Nhật Bản
> Thêm 2 doanh nghiệp được hưởng chế độ ưu tiên

Trong lời phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh nhấn mạnh về tầm quan trọng của quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp, đây là chủ đề được các nước quan tâm như là một động lực thúc đẩy thương mại quốc tế và lành mạnh hóa môi trường kinh doanh.

Quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp được Tổ chức Hải quan thế giới xác định là một trong mười trụ cột xác lập nên những nền tảng quan trọng của một cơ quan hải quan hiện đại trong thế kỷ thứ 21.

Thực hiện chiến lược trên, ASEAN cũng chủ trương hợp tác với khu vực tư nhân nhằm tăng cường hoạt động tuân thủ tự nguyện và tạo thuận lợi cho các giao dịch quốc tế vì một dòng hàng tự do trong khu vực, bảo vệ các lợi ích hợp pháp và bảo vệ chuỗi cung ứng quốc tế.

Việc tổ chức hội thảo khu vực lần này sẽ là cơ hội để các nước thành viên ASEAN thảo luận về cách thức hình thành và mở rộng các chương trình quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp ở mỗi nước, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của các cơ quan hải quan trong khu vực cũng như kinh nghiệm quốc tế.

Ông Subash Bose Pillai, đại diện Ban Thư ký ASEAN, cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tạo thuận lợi tối đa cho dòng chảy thương mại là nhiệm vụ trọng tâm của khối này trong bối cảnh hầu hết các dòng thuế của các nước ASEAN đã hạ xuống rất thấp, 99,65% dòng thuế đạt 0% đối với 6 nước ASEAN đi trước và 98,96% dòng thuế đạt 0-5% đối với các nước còn lại như Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar.

Hội thảo dành khá nhiều thời gian trao đổi về việc thực hiện các chương trình AEO ở các nước, đặc biệt là vấn đề thiết lập cơ sở pháp lý để triển khai AEO.

Kinh nghiệm cho thấy vấn đề này đều cần được đề cập trong Luật Hải quan các nước như điều khoản cho phép Tổng cục trưởng Hải quan được cấp giấy chứng nhận AEO cho các doanh nghiệp liên quan đến chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng không nên quy định quá chi tiết các điều khoản như quyền và nghĩa vụ của các AEO vì đây là vấn đề sẽ có nhiều thay đổi trong quá trình thực hiện.

Việc đưa ra quyền và nghĩa vụ cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, kho ngoại quan, bảo hiểm… là vấn đề không dễ dàng, phải làm sao thu hút sự quan tâm của họ và cần được tiếp tục chia sẻ trong cộng đồng quốc tế.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG