Bộ trưởng Tài chính đề nghị xem lại mô hình của VEC

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng
TPO - “Bản thân tôi cũng đề nghị xem lại mô hình của VEC. Cổ phần hóa nhưng kéo theo một loạt vấn đề BOT chồng lên các dự án này. Chúng tôi đang cùng bộ GTVT đánh giá lại để báo cáo Chính phủ”, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 15/6.

Đề cập đến “một số vấn đề còn ý kiến khác nhau” khi báo cáo thẩm tra sơ bộ về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2014, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách (UBTCNS) Nguyễn Đức Hải cho biết, việc giải ngân vốn ngoài nước tăng 36.952 tỷ đồng, trong đó có 10.782,7 tỷ đồng do chuyển đổi vốn ODA từ hình thức cho vay lại sang hình thức Nhà nước đầu tư trực tiếp:

Theo Nghị quyết số 57/2013/QH13 ngày 12/11/2013 của Quốc hội về dự toán NSNN năm 2014, bội chi NSNN là 224.000 tỷ đồng, bằng 5,3% GDP. Theo báo cáo quyết toán NSNN 2014, bội chi NSNN là 260.145 tỷ đồng, bằng 6,61%GDP, tăng 36.145 tỷ đồng so với dự toán, trong đó tăng chi từ vốn ngoài nước 36.952 tỷ đồng, tiết kiệm chi nguồn trong nước 807 tỷ đồng.

Về việc này, đa số ý kiến Thường trực UBTCNS cho rằng, theo quy định tại Điều 49 Luật NSNN hiện hành, trường hợp giải ngân vốn ODA vượt dự toán lớn, Chính phủ phải trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh dự toán và báo cáo Quốc hội. Đồng thời, tại Báo cáo số 2714/BC-UBTCNS13 thẩm tra về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện NSNN năm 2014, triển khai dự toán năm 2015, Ủy ban TCNS đã đề nghị Chính phủ thực hiện đúng quy định này.

Đến nay, Chính phủ chưa báo cáo với Uỷ ban thường vụ Quốc hội về số tăng giải ngân vốn ODA vượt dự toán, thể hiện việc chấp hành kỷ luật tài chính chưa nghiêm. Vì vậy, để bảo đảm thực hiện nghiêm quy định tại khoản 2 Điều 55 Hiến pháp và quy định của Luật NSNN, đề nghị loại ra khỏi quyết toán chi NSNN năm 2014 vốn ngoài nước 36.952 tỷ đồng.

Một số ý kiến đề nghị, mặc dù chi vượt dự toán nhưng khoản chi vượt dự toán do giải ngân nhanh nguồn vốn ODA đã diễn ra tương tự từ nhiều năm trước và đã được Quốc hội cho phép quyết toán theo số thực tế. Mặt khác, từ năm 2015, Chính phủ đã có báo cáo với Quốc hội về việc điều chỉnh dự toán do dự báo tăng giải ngân nguồn vốn ODA. Vì vậy, nhất trí cho phép quyết toán chi NSNN năm 2014 như đề nghị của Chính phủ.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, trong số giải ngân vốn ODA vượt dự toán có 10.782,7 tỷ đồng do Chính phủ chuyển đổi vốn ODA tại một số dự án của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đang thực hiện theo hình thức cho vay lại sang hình thức nhà nước đầu tư trực tiếp nhưng chưa báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, chưa bảo đảm đầy đủ điều kiện cần thiết theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Hiến pháp và khoản 2 Điều 5 Luật NSNN hiện hành. Do đó, đề nghị loại khỏi quyết toán chi NSNN năm 2014 số tiền 10.782,7 tỷ đồng.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, trước đây do “phát biểu rất gay gắt”, đến nay đã được khắc phục một bước, việc bố trí giải ngân ODA đã tăng lên, cụ thể năm 2014 – 2015 mức giải ngân đã đẩy lên một bước khá cao.

Liên quan đến con số hơn 10 nghìn tỷ đồng của 5 dự án ODA thuộc Bộ GTVT, Bộ trưởng Dũng cho biết, bản thân ông cũng đề nghị xem lại mô hình của VEC. “Cổ phần hóa nhưng kéo theo một loạt vấn đề BOT chồng lên các dự án này. Chúng tôi đang cùng bộ GTVT đánh giá lại để báo cáo Chính phủ”, ông Dũng cho hay.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến đặt câu hỏi: Trong 5 dự án trên có dự án BOT nào không, nếu có thì bao nhiêu? Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định: trong 5 dự án này không có dự án BOT.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.