Các thương hiệu Việt bị 'nuốt' như thế nào?

Sau quyết định bán 80% số cổ phần cho Mondelez International nhiều người lo ngại nó cũng sẽ chịu chung số phận bị các công ty nước ngoài thâu tóm giống như Dạ Lan, P/S, Phở 24,…
Các thương hiệu Việt bị 'nuốt' như thế nào? ảnh 1

1.P/S: là kem đánh răng xuất hiện từ năm 1975 của CTCP P/S do 2 đơn vị kem đánh răng nổi tiếng ở miền Nam lúc bấy giờ là Hynos và Kolperlon sáp nhập lại với đơn vị trực thuộc là Xí nghiệp sản xuất kem đánh răng Phong Lan. Ở thời hoàng kim, P/S chiếm đến 60% thị phần cùng ông lớn Dạ Lan độc chiếm thị trường kem đánh răng Việt.

Các thương hiệu Việt bị 'nuốt' như thế nào? ảnh 2

Năm 1997, khi công ty đa quốc gia Unilever đến Việt Nam, họ đã đề nghị chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu P/S qua phương án thành lập một công ty liên doanh là Elida P/S. Theo đó, phía P/S được hưởng lợi từ nguồn thu có được thông qua việc quản lý, khai thác và bán sản phẩm.

Các thương hiệu Việt bị 'nuốt' như thế nào? ảnh 3

Ban đầu, P/S sử dụng vỏ nhôm cho bao bì, nhưng phía Unilever yêu cầu chuyển sang vỏ ống nhựa để tăng tính thẩm mỹ. Vì nguồn vốn không đủ để mua dây chuyền mới, nên P/S đã đồng ý chuyển quy trình sản và nhãn hiệu cho Unilever với giá 14 triệu USD. Công ty chỉ còn vai trò sản xuất vỏ hộp kem đánh răng cho liên doanh. Thời gian sau, Unilever đã chọn 1 công ty của Indonesia để sản xuất ống nhựa cho kem P/S khiến cho phía Việt Nam bị bật ra khỏi liên doanh. Từ đây, nhãn hàng P/S nổi tiếng một thời chính thức giã biệt với quyền sở hữu Việt Nam.

Các thương hiệu Việt bị 'nuốt' như thế nào? ảnh 4

2. Dạ Lan: Là một trong 2 ông lớn đình đám của thị trường kem đánh răng Việt, vào những năm 1993-1994, Dạ Lan từng chiếm đến gần 70% thị phần cả nước. Riêng từ Đà Nẵng trở vào, thị phần của hãng chiếm tới 90%, góp phần đánh bật kem đánh răng Trung Quốc ra khỏi thị trường Việt Nam.

Các thương hiệu Việt bị 'nuốt' như thế nào? ảnh 5

Trước làn sóng mở cửa năm 1995, ông Trịnh Thành Nhơn, chủ của Dạ Lan đã quyết định liên doanh với công ty Colgate – Palmolive, khi ấy công ty ông được định giá 3,2 triệu USD (chiếm 30% vốn). Tuy nhiên, công ty liên doanh Colgate – Sơn Hãi đã đưa nhãn hiệu Colgate vào thế chỗ Dạ Lan khiến cho Dạ Lan biến mất dần khỏi thị trường. Sau khi “thủ tiêu” được Dạ Lan, công ty liên doanh này cũng nhanh chóng giải thể vài năm sau đó để trở thành công ty liên doanh Colgate – Palmolive Việt Nam còn ông Nhơn mang theo Dạ Lan rời khỏi liên doanh.

Các thương hiệu Việt bị 'nuốt' như thế nào? ảnh 6

Từ 2009 ông Nhơn đã phục hồi lại nhãn hiệu kem đánh răng Dạ Lan sau hơn 10 năm vắng bóng tại Việt Nam qua công ty Hóa Mỹ phẩm Quốc tế (ICC), nhưng giờ đây, thương hiệu này đã không thể quay về “ngôi vương” như thuở ban đầu.

Các thương hiệu Việt bị 'nuốt' như thế nào? ảnh 7

3. Bia Huda Huế: Công ty Bia Huế (Huda) được thành lập vào năm 1990, dưới tên gọi nhà máy Bia Huế. Năm 1994, nhà máy bia Huế liên doanh góp 50% vốn với tập đoàn Carlsberg (Đan Mạch) chính thức mang tên Công ty Bia Huế, trở thành một trong những thương hiệu bia mạnh trong nước.

Các thương hiệu Việt bị 'nuốt' như thế nào? ảnh 8

Cuối năm 2011, Carlsberg đã mua lại phần vốn của đối tác Việt Nam là UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, để từ liên doanh trở thành công ty 100% vốn nước ngoài. Mức giá bán là 1.800 tỷ đồng, trong đó giá trị thương hiệu khoảng 1.100 tỷ đồng còn 700 tỷ đồng là giá trị hữu hình của doanh nghiệp.

Các thương hiệu Việt bị 'nuốt' như thế nào? ảnh 9

4. Diana: là một công ty hàng đầu trong ngành sản xuất các sản phẩm chăm sóc phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam, doanh thu hàng năm của Diana vào khoảng 64 triệu USD, chiếm 30% thị phần bỉm giấy, 40% thị phần giấy vệ sinh. Ngoài ra, thị phần của hãng trên thị trường BVS có mức tăng trưởng trung bình 30%/năm.

Các thương hiệu Việt bị 'nuốt' như thế nào? ảnh 10

Tuy nhiên, năm 2011, công ty này đã có quyết định gây sốc khi bán đi 95% cổ phần cho Unicharm Nhật Bản với giá 184 triệu USD, biến công ty trở thành một doanh nghiệp ngoại.

Các thương hiệu Việt bị 'nuốt' như thế nào? ảnh 11

5. Tribeco: Trước khi bị Uni-President Việt Nam (công ty mẹ ở Đài Loan) thâu tóm, Tribeco đã hoạt động được 20 năm, là một trong những thương hiệu nước giải khát mạnh nhất Việt Nam.

Các thương hiệu Việt bị 'nuốt' như thế nào? ảnh 12

Lên sàn vào cuối năm 2001, chính thức liên doanh vào năm 2008, đến tháng 8/2012, Uni-President - đơn vị nắm 43,6% cổ phần của Tribeco - đã mua lại cổ phần trôi nổi của doanh nghiệp có mức lỗ lũy kế trên 300 tỷ đồng với giá bèo. Từ đây Tribeco chính thức về tay Uni-President.

Các thương hiệu Việt bị 'nuốt' như thế nào? ảnh 13

6. Phở 24 và Highland Coffee: đây là 2 thương hiệu mạnh của Việt Nam, từng khẳng định tên tuổi trên thị trường. Giờ đây cả hai thương hiệu này đều nằm trong tay Jollibee Food Corp sau thương vụ mua bán với giá 20 triệu USD. Thông qua hai thương hiệu đình đám này, Jollibee đặt mục tiêu trở thành chuỗi cửa hàng số 1 tại châu Á và cuối cùng là có tên trong danh sách những thươnghiệu hàng đầu thế giới.

Các thương hiệu Việt bị 'nuốt' như thế nào? ảnh 14

7. Bánh kẹo Bibica: Năm 2008, Lotte Confectionery, một thành viên của Lotte Group, đầu tư vào Bibica. Thời điểm này, giá cổ phiếu Bibica đang giao dịch ở mức 70.000 - 80.000 đồng/cổ phiếu, nhưng Lotte sẵn sàng trả 110.000 đồng/CP để có được tỷ lệ sở hữu 30%. Đến nay, Lotte đã trở thành cổ đông lớn nhất tại Bibica với tỷ lệ nắm giữ 38,06%.

Các thương hiệu Việt bị 'nuốt' như thế nào? ảnh 15

8. Kinh Đô: Tháng 11/2014, ông Trần Kim Thành - chủ hãng bánh kẹo nổi tiếng nhất Việt Nam đã bán 80% cổ phần cho tập đoàn Mondelez International với giá 370 triệu USD. Việc Kinh Đô quyết định bán đi “nồi cơm” của mình đặc biệt được dư luận quan tâm bởi bởi bánh kẹo Kinh Đô trong 21 năm qua là một “đế chế” mạnh. Liệu rằng đây có là quyết định đúng đắn của ông Thành, câu trả lời còn cần rất nhiều thời gian!

Theo Theo Lao Động
MỚI - NÓNG