Cách nào để giảm nhập siêu?

Cách nào để giảm nhập siêu?
Theo Bộ Thương mại, kim ngạch xuất khẩu của VN 8 tháng đầu năm nay đạt 20,35 tỷ USD. Nhưng cũng đồng thời phải nhập khẩu 24,195 tỷ USD. XK của nước ta đứng trước thực trạng nhập siêu rất lớn.
Cách nào để giảm nhập siêu? ảnh 1
Doanh nhân nước ngoài tìm kiếm hàng hóa nhập khẩu tại Việt Nam

Phân tích của các chuyên gia Bộ Thương mại cho thấy, giá trị XK hiện đạt thấp trước tiên là do: nhập siêu, chi phí sản xuất cao; hàng XK thô vẫn chiếm tỷ trọng lớn...

Một sự mất cân đối lớn trong nhập siêu là trong khi nước ta nhập siêu lớn từ Trung Quốc, ASEAN, ấn Độ, Hàn Quốc thì cơ cấu hàng hóa xuất vào các nước này lại quá đơn điệu, chủ yếu là dầu thô (hơn 3,16 tỷ USD năm 2004, tám tháng đầu năm 2005 xuất sang các nước này cũng gần 4 tỷ USD), gạo.

Do máy móc thiết bị nhập từ Trung Quốc, ASEAN, Ấn Độ... không hiện đại bằng máy móc của các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật, EU, nên tốc độ lạc hậu của máy móc, dây chuyền rất nhanh, hàng hóa sản xuất ra khó XK sang các nước tiên tiến.

Sự mất cân đối này cũng làm cho cán cân thương mại giữa VN với các nước thuộc EU; Hoa Kỳ, Nhật bị lệch lạc. Bộ Thương mại đánh giá, thực tế này gây bất lợi không nhỏ trong đối phó với các biện pháp chống bán phá giá, sức ép mạnh trong đàm phán mở cửa thị trường.

Một số mặt hàng XK do không chủ động được nguyên, phụ liệu..., nhập khẩu lớn đã góp phần làm tăng nhập siêu là: dệt may, đồ gỗ, da giày, thiết bị công nghệ cho một số ngành công nghiệp thiết yếu.

Kim ngạch nhập khẩu nguyên, phụ liệu cho 2 nhóm dệt may và da giày vẫn chiếm gần 70% tổng kim ngạch XK hai mặt hàng này; Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ chiếm hơn 50%.

Kim ngạch XK nước ta vẫn phụ thuộc quá lớn vào số ít mặt hàng, khiến XK của cả nước luôn nằm trong tình trạng dễ bị tổn thương. Chỉ cần một vài mặt hàng trong số nhóm hàng chủ lực gặp rủi ro, XK sẽ gặp khó khăn lớn.

Với việc giá xăng dầu 3 lần buộc phải tăng giá đã khiến đầu vào của nhiều ngành, DN sản xuất hàng XK bị đội lên đáng kể. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của hàng XK.

Theo ông Vũ Văn Đài - Phó cục trưởng Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ Thủy sản), do giá dầu tăng, nhiều tàu phải nằm bờ đã làm cho lượng thuỷ sản đánh bắt phục vụ XK giảm so với trước. Chính vì giá trị XK của hầu hết các mặt hàng còn thấp nên đến nay dầu thô, than đá vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch XK. Tỷ trọng này càng lớn thì giá trị thực của XK càng nhỏ, vì đây là loại khoáng sản khai thác cạn kiệt, càng xuất nhiều càng có hại cho nền kinh tế.  

Biện pháp tháo gỡ

Theo Thứ trưởng Bộ Thương mại Phan Thế Ruệ, để giảm nhập siêu chỉ có cách đẩy mạnh sản xuất hàng hoá thay thế hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, do 95% hàng hoá nhập khẩu của nước ta là máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu (những hàng hoá không thể đầu tư sản xuất một sớm một chiều mà tạo ra được) nên tình trạng nhập siêu sẽ còn tiếp diễn trong một vài năm tới.

PGS-TS Phan Đặng Tuất-Viện trưởng Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp cũng cho biết, Bộ Công nghiệp đang chuẩn bị đầu tư một số dự án lớn công nghiệp phụ trợ để hỗ trợ sản xuất hàng hoá XK trong nước, giải quyết tình trạng nhập siêu, song đầu tư trong công nghiệp cũng cần thời gian dài hơn so với các ngành khác.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, trước mắt phải thay đổi cơ cấu nhập khẩu để tránh nhập siêu lớn ở một số thị trường Đông Nam Á. Chuyển sang nhập khẩu máy móc hiện đại từ các nước phát triển sẽ là động thái “thay máu” cho nền sản xuất hàng XK đang rơi vào lạc hậu như hiện nay. Đây cũng là cách nâng cao giá trị thực cho XK thời gian tới.  

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.