Cho vay đóng tàu 67: VietcomBank nói gì khi bị ngư dân kêu “làm khó”?

Tàu cá vỏ thép của VCB cho ngư dân Võ Văn Hân ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vay đã hạ thuỷ.
Tàu cá vỏ thép của VCB cho ngư dân Võ Văn Hân ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vay đã hạ thuỷ.
TP - Cho ngư dân vay đóng tàu vỏ thép để vươn ra khơi xa theo Nghị định 67 là một chủ trương tốt. Tuy nhiên, từ chính sách đi vào cuộc sống  có vô số khúc mắc mà khi mổ xẻ mới thấy, sự vướng nằm rải rác ở rất nhiều nơi. Chiều 29/6, bà Đinh Thị Thái - Phó Tổng giám đốc phụ trách quản trị rủi ro Vietcombank đã thông tin đến báo chí về vụ việc bị kêu “làm khó” ngư dân mới đây.

Bà Thái cho biết: Ngay khi có thông tin báo chí nêu, một đoàn cán bộ Vietcombank với các phòng ban nghiệp vụ do tôi làm trưởng đoàn đã  vào làm việc trực tiếp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Vietcombank chi nhánh Quảng Ngãi. Liên quan đến vụ việc hai ngư dân tại Quảng Ngãi có đơn phản ánh việc Vietcombank (VCB) kéo dài gây tốn kém thời gian và tiền bạc trên thực tế, thời gian xử lý hồ sơ vay theo như chúng tôi kiểm định là 1 tháng 6 ngày chứ không phải gần 1 năm.

Bà Thái nói:  Đặc thù của đóng tàu theo NĐ 67, với ngư dân đóng tàu vỏ thép cũng là mẫu thiết kế mới, công ty đóng tàu cũng là đóng theo mẫu mới. Các công ty đóng tàu  khác nhau báo giá khác nhau và giá tàu phụ thuộc  nhiều vào nội thất bên trong.

Ngư dân than mất  hơn 1 năm  chưa vay được vốn trong khi ngân hàng khẳng định chỉ mất 1 tháng 6 ngày, bà có thể giải thích về sự chênh lệch này? VCB nói gì về việc ngư dân nói phải chọn doanh nghiệp đóng tàu do NH chỉ định?

Về việc ngư dân kêu tốn hơn nửa tỷ đồng, số tiền này VCB khẳng định không liên quan, cả quá trình từ khi nhận hồ sơ đến nay, chúng tôi chưa thu đồng phí nào với khách hàng. Ngân hàng  không biết được chi phí này nên không thể chịu trách nhiệm. 

Bà Đinh Thị Thái

Theo quy định NĐ 67, các ngư dân được UBND tỉnh  phê duyệt thuộc danh sách là điều kiện cần để NH  xem xét cho vay. Sau khi được phê duyệt mới lập hồ sơ để NH xem xét. Tháng 10/2015, VCB Quảng Ngãi mới tiếp nhận hồ sơ ban đầu. Khi thấy có một số chi phí cao hơn, qua quá trình từ tháng 10/2015 đến tháng 1/2016, khách hàng đã thay đơn vị đóng tàu. Ngày 25/1 lại đòi rút hồ sơ đóng tàu. Ngày 25/2, UBND Quảng Ngãi có văn bản chuyển hồ sơ vay vốn sang NH  khác. Đến tháng 3 lại nộp hồ sơ lại. Đến 10/5/2016 mới là ngày chính thức nộp hồ sơ. Như vậy, thời gian thẩm định hồ sơ chính thức mất đúng 1 tháng 6 ngày.

VCB đã từng khuyến nghị để xem xét đưa ra danh sách những đơn vị đóng tàu chất lượng bởi trên thực tế, có một số tàu đang đóng nhưng đi vào thực hiện thì gặp trục trặc. Quá trình ngư dân bắt đầu làm thủ tục chưa liên quan đến VCB và NH chưa thể can thiệp. Nếu chưa chốt được nhà máy đóng tàu thì chưa chốt đươc số tiền đầu tư, chưa chốt được số tiền vay vốn. Khi khách hàng chốt được phương án đóng tàu cuối cùng.

Cho vay đóng tàu 67: VietcomBank nói gì khi bị ngư dân kêu “làm khó”? ảnh 1 Bà Đinh Thị Thái.

Ngư dân vất vả để làm hồ sơ rồi, vì sao Vietcombank từ chối không cho vay và nói rằng hồ sơ dự án vay không  hiệu quả trong khi họ phải vượt qua nhiều cấp phê duyệt. Bản thân ngư dân lăn lộn tức là họ đã gửi gắm niềm tin vào Vietcombank?

Đến nay, toàn hệ thống Vietcombank đã cho vay đối với 80 tàu cá với tổng cam kết cấp tín dụng trên 260 tỷ đồng, doanh số giải ngân 215 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 84%; riêng Vietcombank Quảng Ngãi tỷ lệ giải ngân đạt 93%. Vietcombank vẫn đang tiếp tục tiếp nhận hồ sơ vay vốn của ngư dân trên cơ sở danh sách do UBND các tỉnh phê duyệt.

Trước đây ngân hàng  tính toán, nguồn thu dự kiến tốt, nhưng qua quá trình thẩm định vay có thể thấy dòng thu thực tế không được như thế (ví như dự kiến mỗi chuyến đi biển ngư dân thu 600 triệu nhưng cuối cùng chỉ được 50-60 triệu). 

Số tiền mỗi chuyến đi biển thấp quá thì không có hiệu quả, ngân hàng không thu hồi được nợ, mà còn làm  người dân mắc nợ thêm cho nên chúng tôi phải tính toán. Chỉ  khi chốt được số tiền vay vốn, mới chạy được phương án tài chính và có hiệu quả hay không. NĐ 67 vàThông tư  22 quy định rất rõ, xác định phương án ấy trả nợ.

Gần 2 năm cho vay đóng tàu theo Nđ 67, theo bà, sự phối hợp giữa các bộ ngành có nên xem xét lại để quy định cho phù hợp?

Cơ sở đóng tàu với bản thân ngân hàng đều là mới. Một mình VCB không đủ khả năng xác định và giới thiệu cho KH cơ sở nào uy tín, đầy đủ mà cần một quá trình để các ngân hàng chia sẻ thông tin, đánh giá, thẩm định.

VCB chỉ là một  ngân hàng cho vay với đóng tàu, cần có cơ quan chức năng phối hợp với NHTM để chia sẻ thông tin về kỹ thuật đóng tàu, thời gian, chất lượng và chi phí để đưa ra khuyến nghị chung cho người dân.

Cảm ơn bà!

MỚI - NÓNG