Đà Nẵng minh bạch nguồn gốc hải sản

Một chủ buôn trao đổi với ông Nguyễn Đỗ Tám, Phó Giám đốc Sở NNPTNT Đà Nẵng về tình hình buôn bán thủy sản sau khi có thông tin cá chết. Ảnh: Thanh Trần.
Một chủ buôn trao đổi với ông Nguyễn Đỗ Tám, Phó Giám đốc Sở NNPTNT Đà Nẵng về tình hình buôn bán thủy sản sau khi có thông tin cá chết. Ảnh: Thanh Trần.
TPO - Tiểu thương, đầu nậu, chủ tàu…thu mua hải sản ở Đà Nẵng đã nhất trí kê khai nguồn gốc thủy sản để chứng minh không nhập cá chết, không đánh bắt, thu mua cá ở các vùng biển gần bờ đang xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt. 

Chiều nay (29/4), Sở NNPTNT Đà Nẵng đã tổ chức buổi đối thoại với hàng chục chủ tàu, chủ nhà hàng, thương nhân buôn bán hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá. Sau vụ cá chết bất thường từ Hà Tĩnh đến Huế, cũng như hiện tượng cá chết dạt vào biển Đà Nẵng, việc buôn bán hải sản rơi vào cảnh đìu hiu.

Tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Đỗ Tám, Phó Giám đốc Sở NNPTNT, cho biết: “Đây là cuộc gặp gỡ để chúng ta cùng ngồi lại, bàn bạc tìm ra cách lấy lại lòng tin cho người tiêu dùng".

Chị Huỳnh Thị Thúy Vân (Phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà), ngắt lời: “Lấy lại niềm tin của người dân sao được khi báo đài liên tục thông tin cá chết, nhiễm độc. Chúng tôi có nói ngàn lời đi nữa cũng không bằng một bài báo đưa tin. Mỗi ngày chúng tôi đều thuyết phục người dân hãy an tâm mua cá, vì nhập nguồn an toàn, nhưng họ vẫn không khỏi e dè, né tránh vì trên ti vi, báo đài đầy rẫy tin cá chết, người nhập viện vì ngộ độc cá…Chúng tôi rất đau lòng và bất lực, mong các cơ quan chức năng làm sao để dân đừng hoang mang nữa”.

Đà Nẵng minh bạch nguồn gốc hải sản ảnh 1

Tiểu thương bức xúc khi thông tin cá chết đã làm ảnh hưởng trầm trọng đến tình hình kinh doanh thủy sản của họ. Ảnh: Thanh Trần. 

Bà Đặng Thị Chuyền, 67 tuổi, một thương lái thu mua hải sản ở cảng cá Thọ Quang, thở dài: “Tôi gắn bó với nghề buôn bán cá hơn 50 năm, chưa bao giờ gặp tình cảnh lao đao như thế này. Mấy ngày đầu nghe tin cá chết, người ta còn mua cá nục nhỏ. Đến khi phát hiện xác cá ở bờ biển Đà Nẵng thì “lơ” luôn. Các anh phải làm sao tuyên truyền cho người dân biết được nguồn gốc cá, vì chúng tôi không thu mua, đánh bắt ở vùng biển có cá chết hàng loạt mà ở ngoài khơi xa Đà Nẵng và các tỉnh phía trong”.

Các chủ tàu, tiểu thương còn lại cho rằng vấn đề cốt yếu ở đây là phải sớm tìm ra nguyên nhân cá chết thì dân mới an tâm.

Ông Nguyễn Tứ, Chi cục trưởng Chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản TP Đà Nẵng, cho hay: Các lực lượng tuần tra, biên phòng chưa phát hiện cá chết ở vùng ngoài khơi xa, vì vậy tin tưởng cá ở vùng khơi xa vẫn an toàn.

“Niềm tin chỉ có được khi chúng ta minh bạch hóa thông tin về nguồn gốc, số lượng cá cho người tiêu dùng”, ông nói.

Ông Nguyễn Tứ vận động người dân cùng kê khai nguồn gốc xuất xứ hải sản theo biểu mẫu gồm tên hải sản, khối lượng, nguồn gốc, thời gian thu mua….Theo ông, căn cứ vào kê khai này sẽ minh bạch thông tin về thủy sản ở Đà Nẵng cho người tiêu dùng.

Đà Nẵng minh bạch nguồn gốc hải sản ảnh 2

Ông Nguyễn Tứ, Chi cục trưởng Chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản TP Đà Nẵng giới thiệu biểu mẫu kê khai nguồn gốc thủy sản. Ảnh: Thanh Trần.

Đà Nẵng minh bạch nguồn gốc hải sản ảnh 3

Các tiểu thương, đầu nậu, chủ tàu nhất trí với phương án trên. Ông Nguyễn Đỗ Tám, Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP Đà Nẵng cho biết ngay trong ngày mai (30/4), Sở sẽ triển khai cho người dân kê khai nguồn gốc thủy sản, toàn bộ thông tin kê khai sẽ được công bố tại BQL Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang và trên tràn web của Sở.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.