EVN sử dụng hiệu quả tài nguyên nước

Trong suốt 3 tháng qua, Thủy điện A Vương phải ngừng sản xuất hoàn toàn để phục vụ cấp nước cho hạ du.
Trong suốt 3 tháng qua, Thủy điện A Vương phải ngừng sản xuất hoàn toàn để phục vụ cấp nước cho hạ du.
TP - Dù lượng nước trong các hồ chứa thủy điện trên cả nước, tính đến 11/3/2016, chỉ đạt 69,1% tổng dung tích hữu ích nhưng ngành điện vẫn chỉ đạo các đơn vị thành viên bằng mọi cách ưu tiên cấp nước cho dân sinh, trồng trọt rồi mới đến sản xuất.

Ưu tiên cấp nước cho trồng trọt, dân sinh

Báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho thấy, tính đến giữa tháng 3, lượng nước của các hồ khu vực miền Trung và miền Nam đang ở mức thấp hơn nhiều so với cùng kỳ. So với cùng kỳ năm ngoái, nhiều hồ có mức nước ở mức đáng báo động. Các hồ thủy điện trên cả nước đang thiếu hụt tổng cộng 10,14 tỷ m3, tương ứng với sản lượng thủy điện thiếu hụt là 4,62 tỷ kWh.

Điển hình như hồ chứa thủy điện Hủa Na mực nước thấp hơn mực nước dâng bình thường 3,29m; Bình Điền thấp hơn 3,75m; A Vương thấp hơn 3,43m; Vĩnh Sơn hụt 3,31m, Pleikrong hụt 4,65m; Kanak còn thiếu 2,92m; Đồng Nai 3 thấp hơn tới 6,15m; Hàm Thuận thấp hơn 3,11m; Đại Ninh thấp hơn 4,24m, Trị An thấp hơn 4,22m trong khi hồ thủy điện Ialy mực nước thấp hơn tới 12,60m, hồ Cửa Đạt là 14,6m.

Do lượng nước về các hồ chứa thấp, đến ngày 11/3 có 15 trong số 51 nhà máy thủy điện ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã phải tạm ra khỏi thị trường phát điện cạnh tranh để tập trung tích nước và cấp nước cho hạ du phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp. Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng cho biết, đã có chỉ đạo các nhà máy thủy điện ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên điều tiết hợp lý từng mét khối nước để đảm bảo cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, vừa bảo đảm sản xuất điện phục vụ phát triển kinh tế, phục vụ đời sống xã hội. 

Thủy điện nỗ lực tham gia chống hạn

Tại khu vực miền Nam, dù lượng nước trong hồ chỉ đạt hơn 60% dung tích thiết kế và dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn cho việc sản xuất điện trong mùa khô do lượng nước về hồ thấp, nhưng theo ông Nguyễn Kim Phúc, Giám đốc Công ty Thuỷ điện Trị An, thực hiện chỉ đạo của tập đoàn về việc ưu tiên xả nước phục vụ cấp nước cho hạ du đồng thời tham gia đẩy mặn cho vùng hạ du sông Đồng Nai, công ty đang duy trì lưu lượng xả nước từ 100m3/s - 130 m3/s. Với lưu lượng xả nước này đã góp phần đẩy lùi diện tích nhiễm mặn ở một số vùng như thành phố Biên Hoà, huyện Long Thành, Nhơn Trạch.

Tại khu vực Tây Nguyên, ông Văn Thiên Nhân, Giám đốc Công ty thủy điện Buôn Kuốp cho biết, lưu lượng nước về hồ thủy điện trên lưu vực sông Srêpôk năm 2015 và các tháng đầu năm 2016 đạt rất thấp so trung bình nhiều năm. Từ cuối năm 2015 đến đầu tháng 3/2016 ba nhà máy thủy điện trên dòng Srêpôk gồm Buôn Tua Srah, Buôn Kuốp và Srêpôk 3 của công ty đã nhiều lần  ra khỏi thị trường phát điện cạnh tranh để đảm bảo cấp nước cho hạ du theo yêu cầu của tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông

“Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng của khô hạn, nhưng công ty luôn xác định cấp nước cho hạ du là nhiệm vụ quan trọng, vì thế hồ Buôn Tua Srah xả nước liên tục tương ứng với lưu lượng trung bình không nhỏ hơn 50 m3/s/ngày, hồ Buôn Kuốp xả với lưu lượng trung bình không nhỏ hơn 62,5 m3/s/ngày và hồ Srêpok xả với lưu lượng không nhỏ hơn 92 m3/s/ngày nhằm đáp ứng yêu cầu cho hạ du”, ông Nguyễn Tấn Triết, Phó Giám đốc Công ty thủy điện Buôn Kuốp cho biết.

Ông Lê Đình Bản, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy điện A Vương cũng cho biết, năm 2016 là năm thời tiết cực đoan nhất kể từ khi nhà máy đi vào hoạt động chính thức. Mực nước đã thấp, tần suất nước về còn kém hơn, chỉ đạt 8-10 m3/s, thấp hơn so với trung bình nhiều năm 30%-40%. Tính đến thời điểm này của năm 2016, công ty chỉ sản xuất được 3,9 triệu kWh, bằng 0,74% so với kế hoạch năm, và dự kiến đến hết quý 1, công ty chỉ sản xuất được 4 triệu kWh điện, chưa được 1% so với kế hoạch. Dù phải ngừng sản xuất hoàn toàn nhưng công ty vẫn đảm bảo xả nước phục vụ cho đời sống người dân dưới hạ du dòng sông Vu Gia theo yêu cầu của UBND tỉnh”, ông Bản cho biết.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 1920/VPCP-KTN (ngày 24/3/2016) truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương Bộ NN&PTNT, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương và các cơ quan liên quan đã làm tốt công tác dự báo, thông tin kịp thời, theo dõi sát tình hình lấy nước ở các địa phương để điều chỉnh kế hoạch, vận hành phù hợp các hồ chứa thủy điện đảm bảo đủ nước cho sản xuất vụ Đông Xuân 2015 - 2016 ở khu vực Trung du và Đồng bằng bắc bộ, rút ngắn thời gian xả nước, tiết kiệm nước, góp phần giảm nguy cơ hạn hán, thiếu nước trong mùa khô.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.