Hậu Brexit, bất động sản sẽ chịu tác động thế nào?

Thị trường nhà ở được dự đoán sẽ dịu xuống dù lãi suất có giảm xuống thời hậu Brexit. Ảnh minh họa
Thị trường nhà ở được dự đoán sẽ dịu xuống dù lãi suất có giảm xuống thời hậu Brexit. Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia của .Jones Lang Lasalle (JLL), điều nghịch lý sau Brexit đó là các nhà đầu tư ngắn hạn có thể được hưởng lợi từ việc chênh lệch tỷ giá do đồng bảng Anh giảm sút, nhưng thị trường BĐS sẽ chịu ảnh hưởng sâu sắc.

Nhận định trên được đưa ra bởi ông Adam Challis - Trưởng phòng Nghiên cứu Thị trường nhà ở tại JLL trong một báo cáo vừa công bố.

Theo vị chuyên gia này, các mối quan hệ mậu dịch liên kết giữa London và các nước còn lại của châu Âu, càng làm cho những tác động này trở nên phức tạp hơn. Điều này sẽ làm trầm trọng thêm sự bất ổn đối với các chủ nhà ở Luân Đôn.

Mặc dù mấu chốt dẫn đến cuộc trưng cầu dân ý nằm ở các mối quan hệ thương mại quốc tế của Vương quốc Anh, chúng tôi rất lo ngại nền chính trị trong nước hiện nay sẽ trở thành mối rủi ro chính đối với thị trường nhà ở.

Các chuyên gia độc lập cho biết, sản lượng cũng như mức thu nhập tại Anh sẽ giảm từ 3% đến 10% trong 5 năm sau Brexit. Tuy rằng sẽ có những khoản tiết kiệm ngân sách từ việc rời khỏi EU, nhưng đánh đổi lại sẽ là sự tăng trưởng chậm của nền kinh tế . Rất khó để đánh giá nền kinh tế trong dài hạn cho giai đoạn sau năm 2020.

Theo JLL Việt Nam, việc này đang tạo ra 6 hệ lụy đối với thị trường bất động sản:

1. Nhu cầu nhà ở sẽ suy yếu cùng với sự tăng trưởng chậm về kinh tế và tâm lý thị trường giảm sút. Tác động về giá thuê có thể được giới hạn bởi nguồn cung hạn chế, nhưng hoạt động kinh doanh chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

2. Tâm lý nhà đầu tư xấu đi, sẽ càng làm giảm dòng vốn ngắn hạn đến trung hạn.

3. Có khả năng là giá trị tài sản sẽ bị điều chỉnh thấp hơn trong vòng hai năm tới, ước tính giảm khoảng 10%. Khu vực Luân Đôn vẫn bị ảnh hưởng nhất bởi sự điều chỉnh giá cả hiện tại và cơ sở khách thuê đa quốc gia của họ.

4. Thị trường nhà ở được dự đoán sẽ dịu xuống dù lãi suất có giảm xuống, nhưng sẽ không có những điều chỉnh đáng kể, ngoại trừ ở Luân Đôn, nơi mà giá trị tài sản cao hơn, làm cho thị trường dễ biến động hơn.

5. Đối với thị trường bất động sản, những điều chỉnh ban đầu sẽ rất khốc liệt, nhưng theo sau đó sẽ là xu hướng tăng khi các cơ hội tái xuất hiện tại các thị trường chính ở Anh và khi thị trường nhận ra lợi ích của đồng Bảng Anh đã yếu đi. Tâm lý thị trường và giá cả sẽ là chìa khóa để vực dậy nhu cầu thị trường.

6. Phần lớn sẽ phụ thuộc vào tốc độ đàm phán, bức tranh chính trị rộng hơn và định hướng du lịch rõ ràng, thuận lợi.

Trong khi đó, tại Châu Á Thái Bình Dương, các khách hàng nước ngoài đang phải hứng chịu những ảnh hưởng trực tiếp từ Brexit và họ cũng không có khả năng tham gia đấu thầu cho đến khi biến động này đi qua, kể cả các ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với Châu Âu cũng không có khả năng đánh giá rủi ro với thị trường bấp bênh như hiện nay.

Trong giai đoạn biến động tài chính vẫn đang tiếp tục, có thể dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản sẽ chậm lại. Tuy nhiên, sẽ có người chiến thắng. Dự báo đồng Yên Nhật sẽ mạnh hơn qua đó làm gia tăng sức mua.

Điều này có thể khiến lãi suất của Ngân hàng Nhật xuống âm hơn và phải nới lỏng định lượng hơn nữa. Những chính sách này, nếu được ban hành, thì thị trường bất động sản vẫn sẽ có lợi.

Tiến sĩ Megan Walters, Trưởng bộ phận Nghiên cứu thị trường vốn tại Châu Á Thái Bình Dương, cho biết tại các thị trường Châu Á, có thể chúng ta sẽ thấy sự đình trệ của một vài hợp đồng trong thời gian ngắn, có liên quan đến các quỹ đầu tư với nhiều nhà đầu tư Châu Âu.

Tuy nhiên, theo quy luật của thị trường vốn toàn cầu, bất kể khoảng trống đầu tư nào mà các nhà đầu tư Châu Âu để lại cũng sẽ nhanh chóng được tận dụng bởi các nguồn vốn khác. Trong những thời kỳ biến động này, bất động sản đóng vai trò là kênh đầu tư cố định cho danh mục đầu tư khi mà các nhà quản lý quỹ tập trung hơn vào các tài sản linh động.

Theo Theo Trí Thức Trẻ
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.